Trường hợp nào là nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ dân cư?
Trường hợp nào được xem là nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ dân cư?
Theo Phụ lục I Mẫu và Hướng dẫn ghi sổ ghi chép ban đầu về dân số, phiếu thu tin về dân số của cộng tác viên dân số (Ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/03/2022) quy định về nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ dân cư, cộng tác viên dân số theo dõi và ghi vào sổ A0 như sau:
2.1. Nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ dân cư là những người thực tế đã và đang sống (thường xuyên ăn, ở) ổn định tại hộ dân cư hoặc đã chuyển đến ở ổn định tại hộ dân cư, không phân biệt họ có hay không có hộ khẩu thường trú.
Nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ dân cư bao gồm cả số người tạm vắng, nhưng không bao gồm số người tạm trú.
2.2. Người thực tế thường xuyên cư trú (ăn, ở) tại hộ dân cư bao gồm:
- Người thường xuyên cư trú (ăn, ở) tại hộ dân cư trên 06 tháng, không phân biệt là họ đã hoặc chưa được đăng ký thường trú.
- Trẻ em mới sinh của các bà mẹ thường xuyên cư trú, không phân biệt là họ đã hoặc chưa đăng ký khai sinh.
- Người thường xuyên cư trú tuy đã có giấy chuyển đi nhưng thực tế họ vẫn chưa di chuyển đến nơi ở mới.
2.3. Người mới chuyển đến dưới 06 tháng, nhưng có ý định sống ổn định tại hộ dân cư gồm:
- Người đã có giấy chứng nhận chuyển đến (không kể thời gian người đó chuyển đến được bao lâu).
- Người chưa có giấy chứng nhận chuyển đến, nhưng đã xác định rõ ý định sống ổn định như: Đến ở nhà mới mua; đến xây dựng kinh tế mới; về nhà chồng (vợ), trẻ mới sinh dưới 06 tháng; đến để làm con nuôi; bộ đội, công an đào ngũ; công nhân viên chức tự bỏ việc về sống với gia đình, người nghỉ hưu về cư trú,...
2.4. Người tạm vắng là người sống ổn định tại hộ dân cư, nhưng không có mặt tại hộ dân cư trong một thời gian, bao gồm:
- Người được cử đi công tác, chữa bệnh, du lịch, tham quan, học tập ngắn hạn ở nước ngoài.
- Cán bộ công nhân viên đi công tác ở trong nước kể cả công tác lưu động, không kể thời gian công tác bao lâu.
- Người đang điều trị, điều dưỡng tại các bệnh viện, bệnh xá, nhà điều dưỡng.
- Người đi làm ăn ở nơi khác, thỉnh thoảng mới về thăm gia đình (nhưng không có ý định ở hẳn nơi mà người đó tới làm ăn).
- Học sinh phổ thông đi trọ học.
- Người bị tạm giữ tại các cơ quan công an và quân đội.
Các trường hợp không là nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ dân cư
Bên cạnh đó Phụ lục này cũng quy định về trường không tính là nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ dân cư, cộng tác viên dân số không theo dõi và ghi vào Sổ A0, như sau:
- Người có đăng ký thường trú nhưng thực tế đã chuyển đi ở khác trên 06 tháng.
- Người đến tạm trú dưới 06 tháng.
- Người được cử đi học tập, công tác, đi chuyên gia, lao động dài hạn ở nước ngoài trên 6 tháng.
- Người đang học tập, cải tạo trong trại cải tạo, cải huấn; người bị tạm giam.
- Người đi hẳn ra nước ngoài, kể cả có hay không có giấy xuất cảnh.
- Việt kiều nước ngoài về thăm gia đình.
- Người mang quốc tịch nước ngoài, chưa nhập quốc tịch Việt Nam hiện thường xuyên cư trú tại hộ (nếu có).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?