Việc phổ biến thông tin, số liệu thống kê và ứng dụng CNTT, quản lý Kho dữ liệu chuyên ngành dân số được quy định thế nào?
Công tác phổ biến thông tin, số liệu thống kê chuyên ngành dân số
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 01/2022/TT-BYT quy định về việc phổ biến thông tin, số liệu thống kê chuyên ngành dân số như sau:
1. Rà soát, thống nhất số liệu thống kê chuyên ngành
a) Định kỳ hàng năm, đơn vị đầu mối làm công tác dân số cấp huyện, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cấp tỉnh, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình phối hợp với cơ quan thống kê cùng cấp thống nhất số liệu thống kê chuyên ngành dân số làm cơ sở cho việc công bố, sử dụng chính thức;
b) Nội dung thống nhất số liệu thống kê chuyên ngành tập trung vào đối chiếu và xác minh các thông tin, số liệu của các chỉ tiêu thống kê theo quy định về phân công trách nhiệm thực hiện của pháp luật về thống kê (dân số, mật độ dân số và tỷ số giới tính khi sinh).
2. Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cấp tỉnh, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình có trách nhiệm phổ biến thông tin, số liệu thống kê chuyên ngành theo quy định của pháp luật về thống kê và các quy định pháp luật có liên quan.
Ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý Kho dữ liệu chuyên ngành dân số
Bên cạnh đó tại Điều 6 Thông tư này quy định về ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý Kho dữ liệu chuyên ngành dân số như sau:
1. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thống kê chuyên ngành dân số, gồm các hoạt động:
a) Hoàn thiện, triển khai các phần mềm nhập tin, lập báo cáo thống kê chuyên ngành dân số, tiện ích trên phần mềm tin học, ứng dụng chuyên ngành bảo đảm khả năng truy cập, quản lý, tìm kiếm, cập nhật cơ sở dữ liệu và các kỹ thuật liên quan thống nhất từ cấp xã, huyện, tỉnh và trung ương;
b) Tích hợp, khai thác số liệu thống kê từ các phần mềm ứng dụng chuyên ngành, các cơ sở dữ liệu hành chính khác thuộc trách nhiệm được giao phục vụ cho công tác thống kê chuyên ngành dân số theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan được giao quản lý Kho dữ liệu chuyên ngành dân số có trách nhiệm:
a) Kiểm tra, bảo trì, sao lưu, phục hồi, cập nhật, kết xuất, lập báo cáo định kỳ và các báo cáo theo yêu cầu, chuyển dữ liệu điện tử lên cơ quan cấp trên;
b) Bảo đảm cơ sở dữ liệu phải được an toàn, an ninh, xác thực, bảo mật trên các phương tiện lưu trữ;
c) Cơ sở dữ liệu phải được sao lưu định kỳ hằng tháng, ít nhất thành 02 bộ, mỗi bộ trên 01 phương tiện lưu trữ độc lập. Việc sao lưu phải bảo đảm đầy đủ, chính xác, kịp thời, an toàn và thống nhất theo quy trình kiểm tra, sao lưu, phục hồi dữ liệu;
d) Thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa Kho dữ liệu chuyên ngành dân số với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của ngành y tế; với các bộ ngành liên quan; chia sẻ cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?
- Tổ chức cá nhân khi cung cấp thông tin đến Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp để đăng tải có phải cung cấp số điện thoại?
- Luật Phòng chống ma túy năm 2021 được Quốc hội khóa 14 thông qua ngày tháng năm nào?
- 5 tháng 12 năm 2024 là ngày gì? 5 tháng 12 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
- Mẫu Bản tự kiểm điểm Đảng viên trong Quân đội dành cho cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mới nhất 2024?