Trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt quy định như thế nào?

Tôi muốn hỏi: Trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt quy định như thế nào? Ngoài ra, nội dung kế hoạch quản lý chất lượng môi trường những sẽ thực hiện ra sao? Mong được hỗ trợ theo văn bản mới nhất.

1. Nội dung kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt

Theo Điều 4 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về nội dung kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt, cụ thể:

Nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng nước mặt được quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ môi trường. Một số nội dung được quy định chi tiết như sau:

1. Về đánh giá chất lượng môi trường nước mặt; xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt; xác định khu vực sinh thủy:

a) Hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ giai đoạn tối thiểu 03 năm gần nhất;

b) Tổng hợp hiện trạng các vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt, nguồn sinh thủy đã được xác định theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

2. Về loại và tổng lượng chất ô nhiễm thải vào môi trường nước mặt:

a) Kết quả tổng hợp, đánh giá tổng tải lượng của từng chất ô nhiễm được lựa chọn để đánh giá khả năng chịu tải đối với môi trường nước mặt từ các nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm diện đã được điều tra, đánh giá theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ môi trường;

b) Dự báo tình hình phát sinh tải lượng ô nhiễm từ các nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm diện trong thời kỳ của kế hoạch.

3. Về đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải, hạn ngạch xả nước thải:

a) Tổng hợp kết quả đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt trên cơ sở các kết quả đã có trong vòng tối đa 03 năm gần nhất và kết quả điều tra, đánh giá bổ sung; xác định lộ trình đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt trong giai đoạn thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt;

b) Phân vùng xả thải theo mục đích bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường nước mặt trên cơ sở kết quả đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt và phân vùng môi trường (nếu có);

c) Xác định hạn ngạch xả nước thải đối với từng đoạn sông, hồ trên cơ sở kết quả đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt và việc phân vùng xả thải.

4. Dự báo xu hướng diễn biến chất lượng môi trường nước mặt trên cơ sở các nội dung sau:

a) Dự báo tình hình phát sinh tải lượng ô nhiễm từ các nguồn ô nhiễm điểm, ô nhiễm diện trong giai đoạn 05 năm tiếp theo;

b) Kết quả thực hiện các nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

5. Về các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch:

a) Mục tiêu, chỉ tiêu về chất lượng nước mặt cần đạt được cho giai đoạn 05 năm đối với từng đoạn sông, hồ căn cứ nhu cầu thực tiễn về phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường; mục tiêu chất lượng nước của sông, hồ nội tỉnh phải phù hợp với mục tiêu chất lượng nước của sông, hồ liên tỉnh;

b) Mục tiêu và lộ trình giảm xả thải vào các đoạn sông, hồ không còn khả năng chịu tải nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng nước, cụ thể: tổng tải lượng ô nhiễm cần giảm đối với từng thông số ô nhiễm mà môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải; phân bổ tải lượng cần giảm theo nhóm nguồn ô nhiễm và lộ trình thực hiện.

6. Về biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt; giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin và quản lý ô nhiễm nước mặt xuyên biên giới:

a) Các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường đối với đoạn sông, hồ không còn khả năng chịu tải;

b) Các biện pháp, giải pháp bảo vệ các vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt, nguồn sinh thủy theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước;

c) Các biện pháp, giải pháp về cơ chế, chính sách để thực hiện lộ trình quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này;

d) Các biện pháp, giải pháp kiểm soát các nguồn xả thải vào môi trường nước mặt;

đ) Thiết lập hệ thống quan trắc, cảnh báo diễn biến chất lượng môi trường nước mặt, bao gồm cả chất lượng môi trường nước mặt xuyên biên giới, phù hợp với quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia và nội dung quan trắc môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;

e) Các biện pháp, giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin về chất lượng môi trường nước mặt xuyên biên giới;

g) Các biện pháp, giải pháp khác.

7. Về giải pháp bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường nước mặt:

a) Các giải pháp về khoa học, công nghệ xử lý, cải thiện chất lượng môi trường nước mặt;

b) Các giải pháp về cơ chế, chính sách;

c) Các giải pháp về tổ chức, huy động sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng;

d) Các giải pháp công trình, phi công trình khác.

8. Tổ chức thực hiện:

a) Phân công trách nhiệm đối với cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp thực hiện kế hoạch;

b) Cơ chế giám sát, báo cáo, đôn đốc thực hiện;

c) Danh mục các dự án, nhiệm vụ ưu tiên để thực hiện các mục tiêu của kế hoạch;

d) Cơ chế phân bổ nguồn lực thực hiện.

2. Trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt

Theo Điều 5 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt như sau:

1. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ liên tỉnh có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường được ban hành đối với từng sông, hồ liên tỉnh theo quy định sau:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan lập, phê duyệt, triển khai đề án điều tra, đánh giá, xây dựng dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với từng sông, hồ liên tỉnh;

b) Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với từng sông, hồ liên tỉnh đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan để lấy ý kiến bằng văn bản; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo kế hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm: tờ trình; dự thảo kế hoạch; dự thảo quyết định ban hành kế hoạch; báo cáo giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý; văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan;

c) Căn cứ yêu cầu quản lý nhà nước và đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định việc giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng nước mặt đối với từng sông, hồ liên tỉnh cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các địa phương, cơ quan có liên quan thực hiện.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng, lấy ý kiến và hoàn thiện dự thảo kế hoạch theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này; gửi hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản này đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.

2. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ nội tỉnh có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường được xây dựng chung cho toàn bộ sông, hồ nội tỉnh hoặc riêng cho từng sông, hồ nội tỉnh và theo quy định sau:

a) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan lập, phê duyệt và thực hiện đề án điều tra, đánh giá, xây dựng dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt sông, hồ nội tỉnh;

b) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh gửi dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt sông, hồ nội tỉnh đến các Ủy ban nhân dân cấp huyện, các sở, ban, ngành liên quan và cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giáp ranh để lấy ý kiến bằng văn bản; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo kế hoạch, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm: tờ trình; dự thảo kế hoạch; dự thảo quyết định ban hành kế hoạch; báo cáo giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý; văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan.

3. Việc xác định sông, hồ có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường được căn cứ vào hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt, hiện trạng nguồn thải, nhu cầu sử dụng nguồn nước cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường nước mặt và các yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường khác.

4. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ liên tỉnh phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Trường hợp quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia chưa được ban hành, kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ liên tỉnh phải phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và phải được rà soát, cập nhật phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia khi được ban hành.

5. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ nội tỉnh phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Trường hợp quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh chưa được ban hành, kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ nội tỉnh phải phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và phải được rà soát, cập nhật phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh khi được ban hành.

6. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được xây dựng phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm. Trước ngày 30 tháng 6 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, cơ quan phê duyệt kế hoạch chỉ đạo tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch kỳ trước, xây dựng, phê duyệt kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo để làm cơ sở đề xuất kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Trân trọng!

Quản lý chất lượng môi trường nước mặt
Hỏi đáp mới nhất về Quản lý chất lượng môi trường nước mặt
Hỏi đáp pháp luật
Quản lý chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích đáy
Hỏi đáp pháp luật
Lúc nào phải lập kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt?
Hỏi đáp pháp luật
Trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quản lý chất lượng môi trường nước mặt
Thư Viện Pháp Luật
427 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quản lý chất lượng môi trường nước mặt

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quản lý chất lượng môi trường nước mặt

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào