Đối với con nuôi thì có được hưởng thừa kế thế vị hay không? Địa điểm mở thừa kế là ở đâu?
Đối với con nuôi có được hưởng thừa kế thế vị hay không?
Anh trai tôi có nhận 1 cháu bé làm con nuôi vào năm 2012. Đến năm 2017 thì anh trai và bố tôi qua đời vì tai nạn giao thông, bây giờ đứa con nuôi có được hưởng phần thừa kế của anh tôi không? Tài sản bố tôi để lại gồm 1 căn nhà được định giá khoảng 3.5 tỷ đồng.
Trả lời: Theo Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về Người thừa kế theo pháp luật, theo đó: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Đồng thời, Thừa kế thế vị theo Điều 652 Bộ luật này được áp dụng trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Như vậy, theo quy định trên thì cha mẹ nuôi và con nuôi có quyền hưởng thừa kế di sản của nhau và con nuôi cũng sẽ được hưởng phần thừa kế thế vị thay cho bố nếu như bố còn sống.
Địa điểm mở thừa kế là ở đâu?
Ông nội tôi có hộ khẩu thường trú ở Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam nhưng đã chuyển về sống tại Phường Thọ Quang, Quận Sơ Trà, Thành phố Đà Nẵng nhiều năm nay (theo diện tạm trú, nhưng nhà thì thuộc sở hữu của ông). Ông tôi vừa mất tại Đà Nẵng (tại ngôi nhà nơi ông đang tạm trú ở đó). Vậy khi gia đình đi làm thủ tục mở thừa kế thì địa điểm mở thừa kế là ở Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam hay là tại Đà Nẵng ạ?
Trả lời: Tại Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
"Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản."
Như vậy: Căn cứ quy định đuộc trích dẫn trên đây thì về nguyên tắc, địa điểm mở thừa kế là cư trú cuối cùng của người để lại di sản. Tuy nhiên, trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản của người để lại di sản.
Theo đó, theo quy định tại Điều 12 Luật Cư trú 2020 thì nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Trong đó:
- Chỗ ở hợp pháp: là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
- Nơi thường trú: là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
- Nơi tạm trú: là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản được xác định có thể là nơi thường trú hoặc cũng có thể là nơi tạm trú của người để lại di sản.
Do đó: Đối với trường hợp mà bạn cung cấp cho chúng tôi thì ông của bạn đang tạm trú hợp pháp tại phường Thọ Quang, quận Sơ Trà, thành phố Đà Nẵng và mất tại chính địa chỉ này. Nên, địa điểm mở thừa kế trong trường hợp này được xác định là tại phường Thọ Quang, quận Sơ Trà, thành phố Đà Nẵng.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Con sinh ngoài giá thú có được hưởng thừa kế không?
Tôi tên là Mỹ Linh, hiện đang sinh sống tại Vĩnh Phúc. Tôi đang gặp phải vấn đề rất khó khăn và muốn được giải đáp. Cụ thể, chuyện của tôi như sau: Tôi từng có yêu và sinh sống không có đăng ký kết hôn với chồng và có với nhau một đứa con (năm nay 16 tuổi). Đến năm 2015, do mẫu thuẫn nên chúng tôi đường ai nấy đi. Sau đó, tôi nghe tin ông ấy đã cưới người phụ nữ khác và đến tháng 07/2018, ông ấy mất có để lại toàn bộ tài sản trị giá khoảng 2 tỉ đồng cho người vợ hiện tại.
Trả lời: Vậy cho tôi hỏi: Con của tôi và "chồng" sinh ra ngoài giá thú thì có được hưởng thừa kế không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!
Về vấn đề này của bạn thì tại Khoản 1 Điều 644 và Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
"Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động."
"Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;"
Theo hai quy định này và với những thông tin mà bạn cung cấp thì do chưa xác định được việc chồng bạn chết có để lại di chúc hay không nên có thể phân vấn đề này thành hai trường hợp như sau:
- Trường hợp để lại di chúc: Nếu chồng bạn để lại di chúc cho người vợ sau toàn bộ di sản hoặc chỉ cho con bạn hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất trong trường hợp di sản được chia theo pháp luật thì theo quy định trên, con của bạn (chưa đủ 18 tuổi) vẫn sẽ đương nhiên được hưởng thừa kế với mức bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật bạn nhé.
- Trường hợp không để lại di chúc: Đối với trường hợp này thì dù bạn không có đăng ký kết thì con của bạn và người ấy vẫn được xác định là con chung của hai người và di sản sẽ được chia theo pháp luật bạn nhé.
=> Vậy, từ tất cả các phân tích trên thì có thể thấy, dù con bạn sinh ra ngoài giá thú nhưng nếu thõa các điều kiện nêu trên thì vẫn sẽ được hưởng thừa kế từ người cha đẻ bạn nhé.
Trận trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu đơn xin nghỉ thai sản bù hè của giáo viên mới nhất?