TCTD Nhà nước gửi tiền, số dư tiền gửi tại Ngân hàng chính sách xã hội quy định như thế nào?
Theo Điều 5 Thông tư 21/2021/TT-NHNN (Có hiệu lực từ 11/02/2022) quy định về việc gửi tiền, điều chỉnh (bổ sung hoặc rút) số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội, cụ thể:
1. Gửi tiền, số dư tiền gửi tại Ngân hàng chính sách xã hội quy định thế nào?
- Các tổ chức tín dụng nhà nước thực hiện duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo hợp đồng tiền gửi và các phụ lục hợp đồng tiền gửi được ký giữa tổ chức tín dụng nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Chậm nhất ngày 01 tháng 3 hằng năm, các tổ chức tín dụng nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội hoàn thành việc ký kết phụ lục hợp đồng tiền gửi, bổ sung hoặc rút bớt số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
+ Tổ chức tín dụng nhà nước bổ sung số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội bằng số tiền chênh lệch lớn hơn trong trường hợp số dư tiền gửi phải duy trì trong năm thực hiện lớn hơn số dư tiền gửi của năm trước;
+ Tổ chức tín dụng nhà nước được rút bớt số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội bằng số tiền chênh lệch nhỏ hơn hoặc tiếp tục duy trì số dư tiền gửi đang thực hiện trong trường hợp số dư tiền gửi phải duy trì trong năm thực hiện nhỏ hơn số dư tiền gửi của năm trước.
- Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày báo cáo tài chính năm của tổ chức tín dụng nhà nước được kiểm toán, các tổ chức tín dụng nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện rà soát; ký kết phụ lục hợp đồng tiền gửi, bổ sung hoặc rút bớt số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội trong trường hợp phát sinh chênh lệch:
+ Tổ chức tín dụng nhà nước bổ sung số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội bằng số tiền chênh lệch lớn hơn trong trường hợp số dư tiền gửi theo báo cáo tài chính năm của tổ chức tín dụng nhà nước đã được kiểm toán lớn hơn số dư tiền gửi đang thực hiện;
+ Tổ chức tín dụng nhà nước được rút bớt số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội bằng số tiền chênh lệch nhỏ hơn hoặc tiếp tục duy trì số dư tiền gửi đang thực hiện trong trường hợp số dư tiền gửi theo báo cáo tài chính năm của tổ chức tín dụng nhà nước đã được kiểm toán nhỏ hơn số dư tiền gửi đang thực hiện.
2. Xử lý trường hợp bổ sung hoặc rút số dư tiền gửi do được kiểm soát đặc biệt
Xử lý các trường hợp bổ sung hoặc rút số dư tiền gửi của các tổ chức tín dụng nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội do được kiểm soát đặc biệt, được quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt:
- Trường hợp tổ chức tín dụng nhà nước được Ngân hàng Nhà nước quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt theo quy định tại khoản 1 Điều 145b Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017), thì tổ chức tín dụng nhà nước thực hiện duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Thông tư này kể từ năm tiếp theo năm tổ chức tín dụng nhà nước được Ngân hàng Nhà nước quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt;
- Trường hợp tổ chức tín dụng nhà nước được kiểm soát đặc biệt trong khi đang duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội, tổ chức tín dụng nhà nước được rút toàn bộ số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội trong thời gian tối đa 03 tháng kể từ ngày được kiểm soát đặc biệt.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?