Có hủy bỏ được văn bản từ chối di sản thừa kế không?
Có hủy bỏ được văn bản từ chối di sản thừa kế?
Cho em hỏi Luật sư: Văn bản từ chối di sản thừa kế có hủy bỏ được không khi những người đồng thừa kế không chịu? Như vậy Tòa án sẽ xử lý như thế nào!
Trả lời: Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
Như vậy, theo quy định này thì việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người có liên quan đến di sản. Nếu văn bản từ chối quyền thừa kế đã phát sinh hiệu lực thì bạn không được hủy bỏ văn bản này.
Phân chia di sản thừa kế của cha để lại
Ông bà nội tôi đã chết từ lâu, ông bà nội tôi có 2 người con là cha tôi và bác của tôi, gia đình tôi chỉ có mẹ tôi và tôi và không có thêm anh chị em, bác của tôi vẫn còn sống. Vừa qua cha tôi bị tai nạn giao thông chết, di sản cha tôi là tài sản riêng của ông để lại trị giá 40 tỷ. Kính xin luật sư cho tôi biết phần di sản của cha tôi để lại được phân chia như thế nào?
Trả lời: Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
...
Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy, bố bạn chết không để lại di chúc thì phần di sản của ông sẽ được chia theo pháp luật theo thứ tự nêu trên. Theo đó, bạn và mẹ bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên sẽ được hưởng một phần bằng nhau, mỗi bên 50% di sản.
Chia thừa kế quyền sử dụng đất là tài sản chung vợ chồng
Chồng tôi mới mất không để lại di chúc. Trong quá trình hôn nhân, chúng tôi có cùng nhau mua 4 mảnh đất, xây dựng nhà trên đất và đứng tên trên Sổ đỏ. Chúng tôi có 2 người con, con gái lớn đã lấy chồng, con trai tôi đang học Cao đẳng. Ban biên tập cho hỏi, trường hợp của gia đình tôi tài sản là 3 mảnh đất đó sẽ được chia như thế nào?
Trả lời: Căn cứ pháp lý:
Bộ luật Dân sự 2015.
Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Trường hợp của gia đình bạn, vì chồng bạn mất không để lại di chúc nên di sản của người mất được chia thừa kế theo pháp luật. Tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hàng thừa kế như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ...
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: ...
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Chia thừa kế đối với tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân
- Theo quy định của pháp luật tại Điều 59 và Điều 62 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng, theo đó, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác thì được áp dụng theo thỏa thuận đó.
- Đối với tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định của pháp luật về thừa kế, việc phân chia tài sản sẽ được chia bằng hiện vật. Tuy nhiên, đối với tài sản là bất động sản, các bên có thể thỏa thuận chia tài sản theo giá trị, bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật phải thanh toán cho những người còn lại phần giá trị tài sản mà họ được hưởng.
Theo như thông tin bạn cung cấp, “vợ chồng bạn cùng nhau mua 04 mảnh đất”, do đó, chúng tôi xác định 04 mảnh đất là tài sản chung của vợ chồng bạn trừ trường hợp vợ chồng bạn có thỏa thuận về việc mảnh đất nào là tài sản riêng của mỗi người.
Trường hợp 04 mảnh đất là tài sản chung của vợ chồng bạn, khi đó, mỗi người sẽ có quyền sử dụng đối với ½ tổng số diện tích của 04 mảnh đất. Do chồng bạn mất không để lại di chúc, nên đối với ½ diện tích đất thuộc quyền sử dụng của chồng bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật – chia đều cho bạn và 02 người con (thuộc hàng thừa kế thứ nhất), mỗi người 1/3 phần diện tích đất thuộc quyền sử dụng của chồng bạn.
Trường hợp bạn và chồng bạn có thỏa thuận về mảnh đất nào là tài sản riêng của mỗi người. Khi đó, phần diện tích đất là tài sản riêng của chồng bạn cũng sẽ được chia thừa kế theo quy định của pháp luật – tức là chia đều làm 03 phần cho bạn và 02 người con.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?