Trường hợp đi tù có được hưởng di sản thừa kế hay không?
Trường hợp đi tù có được hưởng di sản thừa kế không?
Vợ chồng tôi cưới nhau được 3 năm, chồng là tài xế xe tải không may gây ra tai nạn giao thông, nên phải thi hành hình phạt tù 3 năm, nay đã chấp hành được một thời gian. Bố mẹ bên chồng đã mất một thời gian, có để lại một miếng đất. Vì không để lại di chúc nên nay anh em bên chồng thực hiện việc chia thừa kế theo pháp luật. Nay chồng tôi đang đi tù vậy Ban biên tập cho hỏi. Chồng tôi hiện nay đang đi tù có được hưởng di sản thừa kế không? Mong sớm nhận phản hồi.
Trả lời: Tại Khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 quy định những người sau đây không được quyền hưởng di sản thừa kế do người chết để lại:
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Tại Khoản 2 Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:
Về những người không được quyền hưởng di sản
...
- Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Như vậy, nếu chồng bạn bạn bị kết án phạt tù vì những hành vi cố ý gây thương tích với bố mẹ chồng của bạn thì anh trai bạn sẽ không được hưởng di sản thừa kế do bố mẹ chồng bạn để lại.
Còn đây chồng bạn thi hành hình phạt tù do vi phạm quy định về điều khiển phương tiện đường bộ nên chồng bạn vẫn được hưởng phần di sản của bố mẹ chồng bạn được chia theo pháp luật.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Sổ tiết kiệm có thể là di sản thừa kế không?
Tôi đang sở hữu nhiều sổ tiết kiệm và đang dự tính để lại di chúc chia cho các con mỗi người một sổ. Nhưng tôi nghe người hàng xóm nói là không thể để thừa kế là sổ tiết kiệm được mà chỉ có thể để tiền, nhà, đất,... các loại tài sản hữu hình. Tôi không biết người hàng xóm nói như vậy có đúng không? Mong Ban biên tập giải đáp, xin cảm ơn.
Trả lời: Theo quy định tại Điều 609 Bộ luật dân sự 2015 thì: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Và tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 105 Bộ luật dân sự 2015.
Và theo quy định tại Khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 thì:
Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.
Như vậy, sổ tiết kiệm là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của ngân hàng đối với người sở hữu sổ tiết kiệm trong thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác. Do đó, sổ tiết kiệm là một dạng tài sản nên có thể được sử dụng để chia thừa kế.
Trường hợp của Anh/Chị đang sở hữu sổ tiết kiệm và muốn để lại di chúc cho con thì hoàn toàn có thể thực hiện được.
Trân trọng!
Trẻ em sơ sinh có được hưởng di sản thừa kế không?
Chào Ban tư vấn, ngày mà con gái tôi sanh là ngày mà chẳng may chồng nó bị tai nạn qua đời, không để lại di chúc, nên tôi muốn biết khi chia tài sản của người chết thì đưa trẻ sơ sinh đó có được hưởng di sản thừa kế không?
Trả lời: Tại Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Đồng thời, Tại Khoản 1 Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:
Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
=> Như vậy, trẻ em sơ sinh là con của người chết vẫn được hưởng di sản thừa kế, nếu được sinh ra và vẫn con sống trên 24 giờ.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?