Sau 20 tháng mà không thực hiện dự án thì Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài có bị hết hiệu lực hay không?
Sau 20 tháng mà không thực hiện dự án thì Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài có bị hết hiệu lực không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 66 Luật đầu tư 2020 quy định về các trường hợp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài hết hiệu lực như sau:
- Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;
- Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
- Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;
- Nhà đầu tư chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài;
- Quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư;
- Tổ chức kinh tế ở nước ngoài bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
- Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài.
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp sau 24 tháng kể từ khi có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư thì Giấy chứng nhận bị hết hiệu lực.
Trường hợp của công ty bạn chưa đủ thời gian theo quy định nên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài vẫn còn hiệu lực.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài hết hiệu lực mà vẫn thực hiện đầu tư thì có thể bị phạt bao nhiêu?
Mức phạt đối với trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài hết hiệu lực mà vẫn thực hiện đầu tư được quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định 122/2021/NĐ-CP như sau:
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Lập hồ sơ không hợp pháp, không trung thực, không chính xác để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
- Dùng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ở nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư khác ở nước ngoài nhưng không thực hiện thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho dự án đầu tư đó;
- Nhà đầu tư Việt Nam dùng cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của mình tại Việt Nam để thanh toán hoặc hoán đổi cho việc mua cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của tổ chức kinh tế ở nước ngoài nhưng không thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định;
- Không thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong trường hợp pháp luật quy định phải điều chỉnh;
- Không thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong trường hợp pháp luật quy định phải chấm dứt;
- Nhà đầu tư Việt Nam thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài sau khi nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam trong trường hợp nhà đầu tư Việt Nam dùng cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để thanh toán hoặc hoán đổi cho việc mua cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của tổ chức kinh tế ở nước ngoài.
Như vậy, theo quy định trên, trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đã hết hạn mà không thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực thì sẽ có thể bị phạt từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng, ngoài ra sẽ bị buộc chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?