Giới hạn bảo lãnh vay vốn đầu tư đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng là bao nhiêu phần trăm?
Giới hạn bảo lãnh vay vốn đầu tư đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng là bao nhiêu?
Căn cứ vào Điều 19 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định về giới hạn bảo lãnh vay vốn đầu tư đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng như sau:
- Đồng tiền bảo lãnh tín dụng là đồng Việt Nam (VND).
- Giới hạn bảo lãnh vay vốn đầu tư: Tổng mức bảo lãnh tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng tính trên vốn điều lệ thực có của Quỹ bảo lãnh tín dụng không vượt quá 15% đối với một khách hàng và không vượt quá 20% đối với một khách hàng và người có liên quan.
- Giới hạn bảo lãnh vay vốn lưu động: Ngoài quy định về giới hạn bảo lãnh vay vốn tại khoản 2 Điều này, giới hạn bảo lãnh vay vốn lưu động của Quỹ bảo lãnh tín dụng tối đa không vượt quá vốn chủ sở hữu của khách hàng thể hiện tại báo cáo tài chính của doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế của năm trước liền kề.
- Tổng mức bảo lãnh tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các bên được bảo lãnh quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này tối đa không vượt quá 03 lần vốn điều lệ thực có của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
Như vậy, với trường hợp vay vốn đầu tư thì giới hạn bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng là lên tới 15% số vốn điều lệ thực có với một doanh nghiệp. Nên Quỹ bảo lãnh tín dụng hoàn toàn có thể thực hiện việc bảo lãnh vay vốn đầu tư trên.
Hợp đồng bảo lãnh tín dụng
Hợp đồng bảo lãnh tín dụng bao gồm những nội dung được quy định tại Khoản 1 Điều 23 Nghị định 34/2018/NĐ-CP như sau:
Hợp đồng bảo lãnh tín dụng do 02 bên (bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh) hoặc 03 bên (gồm: Bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh) thỏa thuận, ký kết nhưng phải đảm bảo tuân thủ các quy định tại Nghị định này và bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Tên, địa chỉ của bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh (đối với trường hợp hợp đồng bảo lãnh tín dụng do 03 bên ký kết);
- Địa điểm, thời điểm ký hợp đồng bảo lãnh tín dụng;
- Nghĩa vụ trả nợ gốc, trả nợ lãi;
- Thời hạn hiệu lực và chi phí bảo lãnh tín dụng quy định tại Nghị định này;
- Mục đích, nội dung bảo lãnh tín dụng;
- Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại khoản 2 Điều 30 và Điều 31 Nghị định này;
- Biện pháp bảo đảm bảo lãnh quy định tại Điều 25 Nghị định này;
- Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng bên (bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh) trong quá trình thực hiện bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định này;
- Thỏa thuận về các biện pháp thu hồi nợ bên nhận bảo lãnh phải thực hiện sau khi bên được bảo lãnh không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ cho bên nhận bảo lãnh và phương thức để chứng minh đã thực hiện các biện pháp này trước khi thông báo cho bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này;
- Thỏa thuận cụ thể về việc xử lý trong trường hợp bên bảo lãnh trả nợ thay (gồm lãi suất, thời hạn) cho bên được bảo lãnh;
- Thỏa thuận về cách thức, nội dung giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo lãnh;
- Những thỏa thuận khác phục vụ cho yêu cầu quản lý của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?