Trường hợp là con riêng có thể nhận di sản thừa kế từ bố dượng hay không?

Trường hợp là con riêng có thể nhận di sản thừa kế từ bố dượng không? Người thừa kế và người nhận thừa kế chết cùng lúc, phân chia ra sao? Người ngược đãi cha mẹ có được nhận thừa kế? Xin được tư vấn các vấn đề trên.

Trường hợp là con riêng có thể nhận di sản thừa kế từ bố dượng không?

Anh Xuân và chị Yến cưới nhau được 30 năm, có chung người con 25 tuổi tên An và người con riêng của Yến tên Bình được 27 tuổi. Cả 2 mua và cùng đứng tên mảnh đất 200m2. Anh Xuân qua đời và không để lại di chúc. Xin hỏi, di sản thừa kế sẽ được phân chia cho những ai và phân chia thế nào? Bình tuy là con riêng của chị Yến nhưng giữa anh Xuân và Bình có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng. Vậy tình huống này được pháp luật điều chỉnh ra sao? Mong Ban biên tập tư vấn về trường hợp này.

Trả lời:

Do anh Xuân và chị Xuân cùng mua và đứng tên mảnh đất nên có thể xác định đây là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (nếu không có thỏa thuận khác). Vậy nên di sản mà anh Xuân để lại sẽ là một nửa mảnh đất trên theo quy định Điều 59 Luật hôn nhân gia đình 2014, cụ thể:

Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Việc anh Xuân không để lại di chúc nên có thể xác định việc chia di sản thừa kế được thực hiện phân chia theo pháp luật, căn cứ vào Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 về những trường hợp phân chia thừa kế theo pháp luật, cụ thể:

- Không có di chúc;

- Di chúc không hợp pháp;

- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Từ đó có thể xác định được những người thừa kế theo Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 về những người nhận thừa kế theo pháp luật:

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Như vậy người thừa kế chỉ gồm vợ là chị Yến và con chung là An. Tuy nhiên pháp luật cũng có quy định về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế tại Điều 654 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:

- Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.

Vậy nên có thể kết luận rằng người thừa kế di sản của anh Xuân bao gồm chị Yến, con chung là An và con riêng là Bình.

Người thừa kế và người nhận thừa kế chết cùng lúc, phân chia ra sao?

Chồng tôi và bố chồng cùng bị tai nạn giao thông qua đời cùng lúc. Chồng tôi có 1 mảnh đất ở huyện Lâm Hà, bố mẹ chồng tôi có mảnh đất ở huyện Lâm Sơn. Vợ chồng tôi có 1 người con đã 19 tuổi. Xin hỏi trong trường hợp này, phải chia thừa kế thế nào? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi.

Trả lời:

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 650 Bộ Luật dân sự 2015 về những trường hợp thừa kế theo pháp luật:

- Không có di chúc;

- Di chúc không hợp pháp;

- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy có thể xác định được rằng tài sản mà bố chồng và chồng bạn để lại sẽ được chia thừa kế theo pháp luật do không có di chúc.

Cả 02 tài sản thừa kế là 02 mảnh đất đều là tài sản chung của vợ chồng nên di sản thừa kế được xác định là ½ của mỗi mảnh đất nêu trên.

Xét Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 về những người thừa kế theo pháp luật như sau:

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy có thể xác định người thừa kế của bố chồng và chồng bạn như sau:

- Người thừa kế của bố chồng: mẹ chồng, chồng bạn.

- Người thừa kế của chồng bạn: bạn ( vợ của người để lại di sản thừa kế) và người con, mẹ chồng (do bố chồng đã mất).

Tuy nhiên do chồng bạn mất cùng lúc với bố chồng nên việc xét người thừa kế của bố chồng bạn được xác định tiếp tục theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 về thừa kế thế vị như sau:

- Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Như vậy người thừa kế của bố chồng bạn sẽ được xác định lại là: mẹ chồng và người con chung của chồng bạn và bạn.

Người ngược đãi cha mẹ có được nhận thừa kế?

Ông Xuân và bà Yến có người con trai tên Phúc đã 30 tuổi nhưng không lo làm ăn, chỉ thích tụ tập rượu chè. Mỗi lần uống say, Phúc thường có hành vi chửi bới cha mẹ, có nhiều lần dùng gậy đánh đập cha mình. Ông Xuân và bà Yến có 1 mảnh đất trồng cây lâu năm, trồng các loại cây ăn trái. Đây là nguồn thu nhập chính của ông bà. Một lần mưa bão, ông bà bị cây to đè chết và không để lại di chúc. Xin hỏi, ông Phúc đã có hành vi ngược đãi, hành hạ và xâm phạm danh dự, nhân phẩm cha mẹ ( là người để lại thừa kế), vậy ông Phúc có được quyền nhận di sản thừa kế theo pháp luật?

Trả lời:

Căn cứ Khoản 1 Điều 621 quy Bộ luật dân sự 2015 quy định về người không được hưởng di sản như sau:

Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Như vậy, hành vi của ông Phúc đã vi phạm Điểm a Khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự 2015. Tuy nhiên, hành vi của ông Phúc lại chưa bị kết án theo quy định của pháp luật. Do đó, ông Phúc vẫn sẽ được nhận di sản thừa kế từ vợ chồng ông Xuân bà Yến.

Trên đây là nội dung tư vấn.

Trân trọng!

Di sản thừa kế
Hỏi đáp mới nhất về Di sản thừa kế
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Thừa kế mới nhất năm 2024 đang có hiệu lực là luật nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sống chung nhưng không đăng ký kết hôn trước năm 1987 thì khi chồng mất có được thừa kế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trưởng nam có được quyền chia tài sản thừa kế của cha, mẹ khi không để lại di chúc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Di sản thừa kế đã được chia thì có được làm văn bản từ chối nhận di sản?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm mở thừa kế là khi nào? Tài sản không có người nhận thừa kế thì xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Di sản thừa kế là gì? Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người có hành vi ngược đãi người để lại di sản thì có được hưởng di sản thừa kế hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cháu có được hưởng di sản thừa kế của cô ruột không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào con không được hưởng thừa kế nhà đất từ cha, mẹ?
Hỏi đáp Pháp luật
Có thể thay đổi quyết định từ chối nhận di sản thừa kế được không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Di sản thừa kế
383 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Di sản thừa kế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Di sản thừa kế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào