Người đứng đầu cơ quan báo chí có bắt buộc phải là nhà báo hay không?
Người đứng đầu cơ quan báo chí có bắt buộc phải là nhà báo không?
Căn cứ Điểm c Khoản 2 Điều 23 Luật Báo chí 2016 quy định như sau:
1. Người đứng đầu cơ quan báo chí là Tổng biên tập (đối với báo in, báo điện tử), là Tổng giám đốc hoặc giám đốc (đối với báo nói, báo hình).
2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí gồm:
a) Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên. Người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tổ chức tôn giáo không áp dụng tiêu chuẩn này;
c) Có thẻ nhà báo còn hiệu lực. Người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tổ chức tôn giáo, tạp chí khoa học không áp dụng tiêu chuẩn này;
d) Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động.
Như vậy, một trong những điều kiện bắt buộc là có thẻ nhà báo còn hiệu lực, điều này đồng nghĩa việc người đứng đầu cơ quan báo chí có bắt buộc phải là nhà báo. Tuy nhiên cần lưu ý rằng điều kiện này không mang tính bắt buộc đối với người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tổ chức tôn giáo, tạp chí khoa học.
Cơ quan cấp thẻ nhà báo tại Hà Nội thì chỉ được hoạt động báo chí ở khu vực miền bắc đúng không?
Căn cứ Khoản 2 Điều 25 Luật Báo chí 2016 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của nhà báo
1. Nhà báo là người hoạt động báo chí được cấp thẻ nhà báo.
2. Nhà báo có các quyền sau đây:
a) Hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động báo chí ở nước ngoài theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp;
b) Được khai thác, cung cấp và sử dụng thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật;
c) Được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;
d) Được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai; được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp; được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật;
đ) Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ báo chí;
e) Khước từ việc tham gia biên soạn hoặc thể hiện tác phẩm báo chí trái với quy định của pháp luật.
Như vậy, việc cấp thẻ nhà báo ở Hà Nội không đồng nghĩa với phạm vi hoạt động khu vực miền bắc mà Hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động báo chí ở nước ngoài theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp.
Trân trọng!
Lê Bảo Y
- Hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội được thực hiện khi nào?
- Viên chức được bổ nhiệm vào chuyên ngành công tác xã hội trước 28/01/2023 có được xem là đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp không?
- Nhà đầu tư phải thông báo về thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài cho cơ quan trong thời hạn bao lâu kể từ ngày dự án đầu tư được chấp thuận?
- Trình tự tiếp nhận hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm như thế nào?
- Mẫu Giấy cam kết không có tranh chấp đất đai mới nhất năm 2023 được quy định như thế nào?