Người bị tước quốc tịch có bị xóa đăng ký thường trú hay không?
Người bị tước quốc tịch có bị xóa đăng ký thường trú không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú 2020 quy định về việc xóa đăng ký thường trú như sau:
- Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết;
- Ra nước ngoài để định cư;
- Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú quy định tại Điều 35 của Luật này;
- Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;
- Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
- Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản này;
- Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc trường hợp quy định tại điểm h khoản này;
- Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó;
- Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định của pháp luật trường hợp bị tước quốc tịch thì sẽ bị xóa đăng ký thường trú. Nên em rể của anh sẽ bị xóa thường trú.
Hồ sơ xóa đăng ký thường trú do ai thực hiện?
Căn cứ Khoản 2 Điều 7 Nghị định 62/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ xóa đăng ký thường trúi như sau:
Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hộ gia đình có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú thì người thuộc diện xóa đăng ký thường trú hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú. Hồ sơ xóa đăng ký thường trú gồm: Tờ khai thay đổi thông tin cư trú và giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp xóa đăng ký thường trú.
Như vậy, trong trường hợp của anh thì đại diện hộ gia đình có trách nhiệm nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú. Hồ sơ gồm: Tờ khai thay đổi thông tin cư trú và giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp xóa đăng ký thường trú.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hồ sơ mời thầu dịch vụ phi tư vấn qua mạng 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ mới nhất năm 2025 theo Thông tư 22?
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Nghị định 115 năm 2020 file word về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức mới nhất?
- Từ 1/1/2025, 1 sân tập lái ô tô phải đáp ứng tối đa lưu lượng 1000 học viên?
- Bộ Đề thi Văn 9 học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?