Trường hợp vợ lập di chúc yêu cầu chồng không được tái hôn mới được hưởng di sản thừa kế liệu có đúng pháp luật?
Trường hợp vợ lập di chúc yêu cầu chồng không được tái hôn mới được hưởng di sản thừa kế liệu có đúng luật?
Vợ tôi là một thương nhân giàu có, tuy nhiên cô ấy lại bị bệnh ung thư chẳng bao lâu nữa sẽ qua đời, cô ấy yêu cầu tôi phải cam kết không được đi thêm bước nữa thì mới để lại tài sản cho tôi, tôi muốn hỏi như vậy có đúng quy định của pháp luật không?
Trả lời: Căn cứ Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 về điều kiện hợp pháp của một di chúc quy định:
Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Như vậy, căn cứ quy định của pháp luật thì việc vợ anh yêu cầu anh không được lấy vợ thì mới để lại tài sản cho anh là vi phạm nghiêm trọng pháp luật về thừa kế, điều này là trái với các nguyên tắc đạo đức xã hội. Nếu trong di chúc mà vợ anh để lại có điều kiện này thì di chúc này cũng sẽ không có giá trị hiệu lực pháp luật.
Trên đây là quan điểm của chúng tôi về vấn đề mà anh thắc mắc.
Người đánh đập bố mẹ đã bị xử phạt hành chính có được hưởng thừa kế không?
Bố tôi có để lại di chúc chia tài sản cho 3 anh em chúng tôi mỗi người một mảnh đất có diện tích như nhau, tuy nhiên trong quá khứ anh hai của tôi là người thuyên xuyên đánh đập bố mẹ tôi vì họ hay đau ốm, đã từng bị công an xử phạt hành chính về hành vi trên. Tôi muốn hỏi anh trai tôi có được hưởng di sản theo di chúc của bố tôi để lại không?
Trả lời: Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 về những người không được quyền hưởng di sản bao gồm:
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Căn cứ quy định của pháp luật thì hành vi của anh hai bạn là vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng với bố mẹ, tuy nhiên căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 lại có quy định:
- Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Như vậy, mặc dù anh hai bạn có hành vi vi phạm pháp luật và đã bị xử phạt hành chính, nhưng nếu người để lại di sản là bố bạn vẫn bỏ qua và lập di chúc cho anh hai bạn được hưởng phần di sản thì anh hai bạn vẫn nhận được phần thừa kế của mình.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.
Con chưa thành niên có bị truất quyền thừa kế không?
Tôi tên Nguyễn Minh Hùng, tôi có một người con trai và một đứa con gái cả hai đều chưa thành niên, tôi và vợ đều đã ly hôn, tôi muốn lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho con trai của mình vì tôi nghi nghờ con gái không phải là con của tôi, tôi làm như vậy có được không?
Trả lời: Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 644 Bộ luật dân sự 2015, quy định:
“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”
Trong trường hợp này, con gái anh là con chưa thành niên nên anh không thể truất quyền thừa kế của con gái anh được, anh chỉ có thể truất quyền thừa kế của cô bé sau khi cô bé đã thành niên (tức đủ 18 tuổi). Anh có thể truất quyền thừa kế theo quy định tại Điều 626 Bộ luật dân sự 2015 về thẩm quyền của người lập di chúc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?