Vấn đề về xác định di sản thừa kế hiện hành?
Vấn đề về xác định di sản thừa kế hiện nay?
Luật sư cho em hỏi: Em với chồng là vợ chồng hợp pháp. Sau khi chồng mất, em làm mai táng hết 70 triệu đồng. Sau khi trừ đi tiền mai táng. Tài sản chung 2 vợ chồng còn là 1 tỉ 800 triệu. Vậy giờ di sản thừa kế của chồng em là bao nhiêu ạ?
Trả lời:
Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Theo Điều 658 Bộ luật Dân sự 2015 thì Thứ tự ưu tiên thanh toán di sản thực hiện như sau:
Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:
1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.
2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.
3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.
4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.
5. Tiền công lao động.
6. Tiền bồi thường thiệt hại.
7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.
8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.
9. Tiền phạt.
10. Các chi phí khác.
Như vậy, nếu không có thỏa thuận khác thì tài sản chung của hai vợ chồng ban đầu là 1 tỷ 870 triệu đồng. Khi chồng bạn mất thì di sản của ông ấy được xác định là 985 triệu đồng. Khoản tiền mai táng là chi phí liên quan cho việc thanh toán di sản.
Bắt buộc phải từ chối di sản thừa kế trong vòng 6 tháng?
Bố tôi qua đời cách đây đã gần một năm (quá 6 tháng) nhưng gia đình tôi vẫn chưa thực hiện phân chia di sản. Nay tôi muốn làm đơn xin từ chối nhận thừa kế nhưng nghe nói đã quá 6 tháng rồi nên tôi không được từ chối nữa. Xin hỏi thông tin này có chính xác không? Và tôi phải làm thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thì người người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
Trước đây, tại Khoản 3 Điều 642 Bộ luật dân sự 2005 (hiện đã hết hiệu lực thi hành) có quy định:
"Điều 642. Từ chối nhận di sản
3. Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế."
Trong đó, thời điểm mở thừa kế được xác định là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Toà án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định theo quyết định của Tòa án.
Như vậy: Có thể thấy trước đây pháp luật quy định bắt buộc việc từ chối nhận di sản thừa kế phải được thực hiện trong vòng 6 tháng kể từ ngày người để lại di sản thừa kế chết. Nếu sau thời gian đó thì việc từ chối này sẽ không được pháp luật công nhận.
Tuy nhiên, hiện tại Bộ luật dân sự 2005 đã bị thay thế bởi Bộ luật dân sự 2015 (Đang có hiệu lực thi hành).
Theo đó, Tại Khoản 3 Điều 620 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:
"Điều 620. Từ chối nhận di sản
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản."
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dân trên đây thì hiện nay pháp luật quy định việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản. Nếu sau thời gian đó thì việc từ chối này sẽ không được pháp luật công nhận.
Do đó: Có thể thấy, hiện nay, việc từ chối nhận di sản thừa kế không bắt buộc phải thực hiện trong thời hạn 06 tháng như trước đây nữa mà chỉ cần trước thời điểm phân chia di sản thừa kế là được.
Đối với trường hợp bố của bạn qua đời cách đây đã gần một năm (quá 6 tháng) nhưng gia đình bạn vẫn chưa thực hiện phân chia di sản. Nên hiện tại, bạn có thể từ chối nhận di sản thừa kế mà bố bạn để lại sau khi chết.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý phải lập thành văn bản từ chối gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết thì mới được xác định là từ chối hợp lệ. Trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác thì việc từ chối của bạn sẽ không được xem là hợp lệ.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Hiệu lực của văn bản từ chối nhận di sản thừa kế
Xin chào, cho mình hỏi. Giấy đất nhà mình lúc trước ba mẹ mình đứng tên, sau đó chuyển lại cho bà nội mình đứng tên. Bây giờ bà nội mình chết rồi, bà nội có 7 người con, 4 người định cư ở nước ngoài. Ba mình có ký không nhận di sản thừa kế rồi. Bây giờ có hủy được không?
Trả lời:
Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Từ chối nhận di sản:
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
Theo Điều 117 Bộ luật này thì:
Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Như vậy, việc bố bạn ký vào văn bản từ chối nhận di sản thừa kế phải do chính bố bạn tự nguyện, không bị ép buộc thì văn bản mới có giá trị. Ở đây, theo trình bày thì bố bạn bị tai biến, có chứng nhận của bác sỹ, bị những người thừa kế khác ép buộc ký vào văn bản từ chối nhận di sản thừa kế, do đó, trong trường hợp này văn bản sẽ không có giá trị.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?