Gây mất trật tự công cộng KDC, nơi công cộng hoặc tham gia, tổ chức tụ tập nhiều người gây mất trật tự bị phạt bao nhiêu tiền?
Gây mất trật tự công cộng KDC, nơi công cộng bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Khoản 1 Điều 7 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về việc phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng vi phạm về trật tự công cộng như sau:
+ Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 5 Điều này;
+ Thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng;
+ Để vật nuôi, cây trồng hoặc các vật khác xâm lấn lòng đường, vỉa hè, vườn hoa, sân chơi, đô thị, nơi sinh hoạt chung trong khu dân cư, khu đô thị;
+ Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Vứt rác hoặc bỏ bất cứ vật gì khác lên tường rào và khu vực liền kề với mục tiêu bảo vệ;
+ Chăn, thả gia súc, gia cầm trong chung cư.
Bên cạnh đó tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, hành vi vi phạm về gây mất trật tự công cộng ở khu dân cư bị phạt từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân, mức phạt của tổ chức gấp 02 lần cá nhân.
Tham gia, tổ chức tụ tập nhiều người gây mất trật tự bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Khoản 2 Điều 7 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về việc phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng vi phạm về trật tự công cộng như sau:
- Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;
- Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
- Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Thả diều, bóng bay, các loại đồ chơi có thể bay ở khu vực cấm, khu vực mục tiêu được bảo vệ;
- Sử dụng tàu bay không người lái hoặc phương tiện bay siêu nhẹ chưa được đăng ký cấp phép bay hoặc tổ chức các hoạt động bay khi chưa có giấy phép hoặc đã đăng ký nhưng điều khiển bay không đúng thời gian, địa điểm, khu vực, tọa độ, giới hạn cho phép;
- Cản trở, sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở chợ, bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác;
- Đốt và thả “đèn trời”;
- Không có đủ hồ sơ, tài liệu mang theo khi khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ;
- Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi người trực tiếp khai thác, sử dụng chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;
- Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi phương tiện bay chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;
- Phun sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh, nội dung lên tường, cột điện hoặc các vị trí khác tại khu vực dân cư, nơi công cộng, khu chung cư, nơi ở của công dân hoặc các công trình khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, hành vi tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng cũng có mức phạt tương tự từ 300.000 đến 500.000 đồng đối với cá nhân, mức phạt của tổ chức gấp 02 lần cá nhân.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?