Quy định xử phạt về vi phạm công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ quy định như thế nào?

Quy định xử phạt về vi phạm công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ quy định thế nào? Việc xử phạt vi phạm việc thành lập, tổ chức quản lý đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành được quy định như thế nào? Mong được giải đáp.

Quy định xử phạt về vi phạm công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

Căn cứ Điều 45 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vào khu vực chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi không được phép của người có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không kịp thời thực hiện việc cứu người, cứu tài sản hoặc chữa cháy.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ về lực lượng, phương tiện, nguồn nước và các điều kiện khác phục vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;

b) Không chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;

c) Không chấp hành lệnh huy động tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của người có thẩm quyền;

d) Không bố trí, duy trì thang máy chữa cháy, phòng trực điều khiển chống cháy theo quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cản trở hoạt động của lực lượng và phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;

b) Không tham gia khắc phục hậu quả vụ cháy khi có yêu cầu của người có thẩm quyền;

c) Không tham gia bảo vệ hiện trường vụ cháy theo quy định;

d) Không bố trí, duy trì đường giao thông, bãi đỗ, lối tiếp cận cho lực lượng và phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động theo quy định.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không tổ chức việc thoát nạn, cứu người hoặc chữa cháy;

b) Lợi dụng việc chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ để xâm hại đến sức khỏe, tài sản hợp pháp của công dân và tài sản của nhà nước.

Việc xử phạt vi phạm việc thành lập, tổ chức quản lý đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành

Bên cạnh đó, tại Điều 47 Nghị định này quy định về vi phạm việc thành lập, tổ chức quản lý đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm số lượng người trực về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật;

b) Không sử dụng thành thạo phương tiện phòng cháy và chữa cháy được trang bị tại cơ sở.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không tổ chức trực tại cơ sở hoặc tại các vị trí yêu cầu có người thường trực theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc chuyên ngành không bảo đảm số người theo quy định của pháp luật;

b) Không quản lý, không duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc chuyên ngành theo quy định của pháp luật;

c) Không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc chuyên ngành theo quy định của pháp luật;

d) Không cử người tham gia đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở theo quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi được người có thẩm quyền yêu cầu.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở theo quy định.

6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thành lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Phòng cháy chữa cháy
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phòng cháy chữa cháy
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tướng: Vi phạm nghiêm trọng về PCCC, phải kiên quyết đình chỉ hoạt động?
Hỏi đáp Pháp luật
03 chế độ dành cho người tham gia phòng cháy, chữa cháy từ 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Người chỉ huy chữa cháy thực hiện theo quy định như thế nào trong trường hợp tại nơi xảy ra cháy mà lực lượng Công an nhân dân chưa đến?
Hỏi đáp Pháp luật
Người chỉ huy chữa cháy thực hiện quyền chỉ huy bằng mệnh lệnh, chịu trách nhiệm về quyết định của mình và có các quyền nào từ 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân cấp của đầu phát hiện khói công nghệ hút của hệ thống báo cháy theo TCVN 7568-20:2016 (ISO 7240-20:2010)?
Hỏi đáp Pháp luật
05 trách nhiệm cá nhân trong hoạt động phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ kể từ 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ 2024 vừa được ban hành?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội quy an toàn về PCCC gồm các nội dung cơ bản nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương tiện bảo vệ cá nhân cho người chữa cháy - Ủng chữa cháy - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12367:2018?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng cháy chữa cháy
2,353 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào