Quy định về trinh sát đám cháy và sự cố, tai nạn ngành Công an

Liên quan đến công tác cứu hộ, cứu nạn. Cho hỏi trinh sát đám cháy và sự cố, tai nạn ngành Công an được quy định ra sao? Mong sớm nhận hồi đáp. 

Quy định về trinh sát đám cháy và sự cố, tai nạn ngành Công an

Tại Điều 7 Thông tư 140/2020/TT-BCA có quy định về trinh sát đám cháy và sự cố, tai nạn ngành Công an, như sau:

- Khi đến nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn, nếu diễn biến của đám cháy, sự cố, tai nạn không phức tạp, người chỉ huy có thể trực tiếp quan sát để quyết định các biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phù hợp.

Trường hợp xét thấy đám cháy, sự cố, tai nạn có diễn biến phức tạp thì người chỉ huy phải thành lập tổ trinh sát có tối thiểu từ 03 cán bộ, chiến sĩ trở lên để tổ chức trinh sát đám cháy, sự cố, tai nạn. Khi cần phải tiến hành trinh sát nhiều hướng, nhiều khu vực khác nhau, người chỉ huy cần thành lập nhiều tổ trinh sát để nắm tình hình.

Trường hợp cần thiết, người chỉ huy có thể yêu cầu người am hiểu tình hình khu vực xảy ra cháy, sự cố, tai nạn tham gia giúp tổ trinh sát thực hiện nhiệm vụ.

- Nhiệm vụ của trinh sát:

+ Trinh sát đám cháy: Xác định có hay không có người bị nạn trong đám cháy; số lượng, vị trí, tình trạng của người bị nạn; biện pháp và khả năng cứu người bị nạn; các yếu tố nguy hiểm từ đám cháy có thể đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người bị nạn cũng như lực lượng tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; các chất cháy chủ yếu, nguy cơ cháy lan và khả năng phát triển của đám cháy; vị trí, khu vực cần triển khai lực lượng, phương tiện để cứu người, cứu tài sản, ngăn chặn cháy lan; khả năng sử dụng phương tiện chữa cháy hiện có của cơ sở để phục vụ chữa cháy và các nguồn nước có thể sử dụng cho chữa cháy; những dấu vết, vật chứng liên quan đến đám cháy (nếu có) để phục vụ việc xác định nguyên nhân xảy ra cháy;

+ Trinh sát sự cố, tai nạn: Xác định rõ số lượng, vị trí, tình trạng của người bị nạn, phương tiện, tài sản đang bị đe dọa bởi các yếu tố nguy hiểm; đường vào, ra nơi xảy ra sự cố, tai nạn; các yếu tố nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người bị nạn cũng như của lực lượng cứu nạn, cứu hộ; vị trí thích hợp để bố trí các phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ; các biện pháp cứu nạn, cứu hộ và bảo đảm an toàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; những dấu vết, vật chứng liên quan đến sự cố, tai nạn (nếu có) để phục vụ việc xác định nguyên nhân sự cố, tai nạn.

- Căn cứ vào tình hình, diễn biến của đám cháy, sự cố, tai nạn và lực lượng, phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hiện có, người chỉ huy có thể quyết định đồng thời việc tổ chức trinh sát và triển khai lực lượng, phương tiện để cứu người, cứu tài sản, khống chế và dập tắt đám cháy.

- Việc tổ chức trinh sát đám cháy, sự cố, tai nạn phải thực hiện thường xuyên, liên tục từ khi đến nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn cho đến khi kết thúc nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ trinh sát đám cháy, sự cố, tai nạn có trách nhiệm nắm vững và thực hiện đầy đủ các nội dung trinh sát đám cháy, sự cố, tai nạn quy định tại khoản 2 Điều này; phải mang theo thiết bị bảo hộ cá nhân và các phương tiện, thiết bị chuyên dùng; kịp thời triển khai các biện pháp khẩn cấp cứu người, cứu tài sản, khống chế và dập tắt các điểm cháy nếu điều kiện cho phép; báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong suốt quá trình trinh sát cho người chỉ huy.

Triển khai chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ngành Công an

Tại Điều 8 Thông tư 140/2020/TT-BCA có quy định về trinh sát đám cháy và sự cố, tai nạn ngành Công an, như sau:

- Triển khai chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại đám cháy:

+ Khi đã nắm chắc tình hình, diễn biến của đám cháy, người chỉ huy phải nhanh chóng triển khai lực lượng, phương tiện vào các vị trí đã xác định để cứu người bị nạn (nếu có), khống chế và dập tắt đám cháy;

+ Việc bố trí, triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải bảo đảm: Phát huy cao nhất khả năng, tác dụng của các phương tiện; tập trung nhanh chóng vào hướng tấn công chính và những nơi cần thiết khác; có khả năng cơ động cao để không bị ngọn lửa bao vây và không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

+ Căn cứ vào thực tế tình hình, diễn biến của đám cháy, người chỉ huy quyết định áp dụng các biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy, cứu người bị nạn, cứu tài sản, phá dỡ cấu kiện công trình cho phù hợp.

- Triển khai cứu nạn, cứu hộ tại nơi xảy ra sự cố, tai nạn:

+ Trường hợp đồng thời tổ chức trinh sát và triển khai lực lượng, phương tiện để cứu người, cứu tài sản, người chỉ huy phải nhanh chóng triển khai đội hình, bố trí phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ phù hợp vào vị trí đã được xác định; quyết định phương pháp, biện pháp để nhanh chóng đưa người, phương tiện bị nạn ra khỏi nơi nguy hiểm;

+ Căn cứ vào tình hình, diễn biến của sự cố, tai nạn, người chỉ huy quyết định việc áp dụng các phương pháp, biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật cứu nạn, cứu hộ cho phù hợp. Trường hợp có nhiều người bị nạn mà không thể đồng thời đưa tất cả ra khỏi nơi nguy hiểm thì người chỉ huy phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi, giới tính của từng người bị nạn, đặc điểm hiện trường sự cố, tai nạn, tình trạng, khả năng hoạt động của các phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ để quyết định thứ tự ưu tiên người được cứu nạn.

- Cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm triển khai các phương tiện, dụng cụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vào vị trí theo mệnh lệnh, ý đồ chiến thuật của người chỉ huy; thực hiện các biện pháp cứu người, cứu tài sản, ngăn cháy lan, khống chế và dập tắt đám cháy; tuyệt đối tuân thủ các biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Trân trọng.

Công an nhân dân
Hỏi đáp mới nhất về Công an nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn xét thăng cấp bậc hàm từ Thiếu úy lên Trung úy công an nhân dân mất bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 56/2024/TT-BCA quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở trong Công an nhân dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lương tối thiểu Đại tướng công an năm 2025 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn xét thăng cấp bậc hàm sĩ quan công an từ Thiếu tá lên Trung tá mấy năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về điều kiện kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh phí bảo đảm phục vụ quản lý vật chứng, tài liệu, đồ vật của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự gồm những chi phí nào?
Hỏi đáp Pháp luật
06 hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của CAND từ 1/1/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn thăng mỗi cấp bậc hàm cấp tướng trong Công an nhân dân tối thiểu là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Chiến sĩ công an nhân dân vi phạm điều lệnh nào thì bị kỷ luật cảnh cáo?
Hỏi đáp Pháp luật
Chiến sỹ công an làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa giải quyết việc dân sự được hưởng chế độ bồi dưỡng bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công an nhân dân
Thư Viện Pháp Luật
514 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công an nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công an nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào