Có sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm để đi mua cổ phần của công ty khác được hay không?
Có sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm để đi mua cổ phần của công ty khác được không?
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 62 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định về việc sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm như sau:
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe:
- Mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng tổ quốc, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh không hạn chế;
- Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;
- Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
- Kinh doanh bất động sản theo quy định tại Luật kinh doanh bất động sản tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
- Góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
Như vậy, công ty của bạn do đang kinh donah bảo hiểm nhân thọ nên hoàn toàn có thể mua cổ phiếu của các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, sẽ chỉ được sử dụng tối đa là 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
Nguyên tắc đầu tư vốn của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
Nguyên tắc đầu tư vốn của doanh nghiệp kinh doanh bao hiểm được quy định tại Khoản 2 Điều 59 Nghị định 73/2016/NĐ-CP như sau:
- Tuân thủ quy định pháp luật, tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư, bảo đảm tính an toàn, hiệu quả và thanh khoản;
- Không được đi vay để đầu tư trực tiếp hoặc ủy thác đầu tư vào chứng khoán, bất động sản và góp vốn vào doanh nghiệp khác;
- Không được đầu tư trở lại dưới mọi hình thức cho các cổ đông (thành viên) góp vốn hoặc người có liên quan với cổ đông (thành viên) góp vốn theo quy định tại Luật doanh nghiệp, trừ tiền gửi tại các cổ đông (thành viên) là tổ chức tín dụng;
- Không được đầu tư quá 30% nguồn vốn đầu tư vào các công ty trong cùng một tập đoàn hay một nhóm công ty có quan hệ sở hữu lẫn nhau (quy định này không áp dụng đối với việc gửi tiền vào các tổ chức tín dụng và nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức thành lập doanh nghiệp hoặc thành lập chi nhánh tại nước ngoài);
- Trường hợp ủy thác đầu tư, tổ chức nhận ủy thác phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thực hiện hoạt động nhận ủy thác đầu tư phù hợp với nội dung nhận ủy thác đầu tư.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?