Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa của Công an nhân dân
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa của chiến sĩ Công an nhân dân
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa của Trưởng trạm, Đội trưởng Công an nhân dân
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa của Trưởng Công an cấp xã, Thủy đội trưởng
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa của Trưởng Công an cấp huyện
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa của Giám đốc Công an cấp tỉnh
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa của chiến sĩ Công an nhân dân
Căn cứ Khoản 1 Điều 45 Nghị định 139/2021/NĐ-CP chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 500.000 đồng.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa của Trưởng trạm, Đội trưởng Công an nhân dân
Căn cứ Khoản 2 Điều này Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa của Trưởng Công an cấp xã, Thủy đội trưởng
Căn cứ Khoản 3 Điều này Trưởng Công an cấp xã, Thủy đội trưởng có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa của Trưởng Công an cấp huyện
Căn cứ Khoản 4 Điều này Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Thủy đoàn trưởng; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
- Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 30.000.000 đồng;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa của Giám đốc Công an cấp tỉnh
Căn cứ Khoản 5 Điều này Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
- Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông
Căn cứ Khoản 6 Điều này Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục An ninh kinh tế; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường; Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
- Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tải mẫu báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu?
- Từ 1/1/2025, nhà sản xuất có phải công khai mức tiêu thụ năng lượng của xe cơ giới không?
- Tải mẫu số 1 Nghị định 115 2020 NĐ CP mới nhất năm 2025?
- Mức miễn giảm tiền thuê nhà ở xã hội thuộc tài sản công là bao nhiêu?