Nghỉ ngang có được chốt sổ BHXH hay không? Chốt sổ BHXH được thực hiện theo hàng năm hay sao?
1. Việc chốt sổ BHXH được thực hiện hàng năm hay sao?
Tôi muốn hỏi, đối với sổ BHXH của người lao động thì được thực hiện việc chốt hàng năm hay khi nghỉ việc mới thực hiện việc chốt sổ? Tại vì tôi có nghe nói là đến khi nào nghỉ việc thì công ty mới thực hiện chốt sổ ạ.
Trả lời:
Theo Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:
- Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
- Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
- Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.
- Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.
- Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
- Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
- Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật này.
Như vậy, theo quy định nêu trên việc chốt sổ, thời gian bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người lao động chấm dứt HĐLĐ, HĐ hoặc thôi việc. Không thực hiện việc chốt sổ BHXH cho người lao động hàng năm.
Bên cạnh đó, tại Khoản 3 Điều 49 Bộ luật lao động 2019, có quy định:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
- Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
- Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
2. Người lao động có tự chốt sổ BHXH được không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người lao động sau khi nghỉ việc tự mang sổ BHXH của mình đến thực hiện việc chốt sổ mà không cần thông qua công ty được không? Tại tôi không muốn phiền công ty và sợ mất thời gian chờ.
Trả lời:
Theo Khoản 4 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động, cụ thể:
Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì khi người lao động không được tự mình thực hiện việc chốt thời gian tham gia BHXH tại doanh nghiệp mà phải thông qua doanh nghiệp, công ty nơi mình đã từng làm việc đế chốt thời gian tham gia BHXH.
Bên cạnh đó, tại Khoản 3 Điều 49 Bộ luật Lao động 2019, có quy định về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động của NSDLĐ như sau:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
- Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
- Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
3. Nghỉ ngang thì công ty có chốt sổ BHXH không?Trường hợp tôi có mâu thẫu với sếp nên nghỉ ngang không thông báo với công ty. Vậy thì công ty tôi có trách nhiệm chốt sổ BHXH cho tôi không? Mong được hỗ trợ.
Trả lời:
Theo Khoản 5 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, tại Khoản 3 Điều 48 Bộ luật lao động 2019 có quy định về trách nhiệm khi chấm dứt HĐLĐ, trong đó người sử dụng lao động có trách nhiệm:
- Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
- Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Như vậy, trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội thuộc về người sử dụng lao động khi NLĐ chấm dứt HĐLĐ hoặc thôi việc. Do đó, cũng không phụ thuộc vào việc NLĐ nghỉ việc đúng quy định hay không. Nên công ty chị sẽ thực hiện thủ tục chốt sổ BHXH cho nhân viên này.
Còn về việc NLĐ nghỉ ngang - đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì NLĐ có nghĩa vụ phải bồi thường cho công ty theo quy định (Điều 40 Bộ luật lao động 2019).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?