Có được thỏa thuận việc sử dụng ngoại tệ trong mua bán nợ hay không?
Có được thỏa thuận việc sử dụng ngoại tệ trong mua bán nợ không?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định về đồng tiền sử dụng trong mua bán nợ như sau:
- Đồng tiền sử dụng trong mua, bán nợ là đồng Việt Nam. Việc sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền thanh toán trong giao dịch mua, bán nợ chỉ được thực hiện trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán khoản nợ bằng ngoại tệ cho bên mua nợ là người không cư trú.
- Đồng tiền thu hồi nợ là đồng tiền của khoản nợ hoặc đồng tiền khác theo thỏa thuận giữa bên mua nợ và bên nợ phù hợp với quy định của pháp luật về hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, sẽ không được sử dụng ngoại tệ trong việc mua bán nợ. Các bên sẽ chỉ được sử dụng tiền Việt Nam trong mua bán nợ, trừ trường hợp mua bán nợ với bên bán khoản nợ là ngoại tệ là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và bên mua nợ là người không cư trú.
Trường hợp ngân hàng của bạn là ngân hàng Việt Nam nên sẽ chỉ được sử dụng tiền Việt Nam trong các giao dịch mua bán nợ.
Nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán nợ
Tại Điều 13 Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán nợ như sau:
- Hợp đồng mua, bán nợ phải được ký bởi người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của các bên mua, bán nợ.
- Hợp đồng mua, bán nợ phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
+ Thời gian ký kết hợp đồng mua, bán nợ;
+ Tên, địa chỉ của các bên tham gia ký kết hợp đồng mua, bán nợ;
+ Tên, chức danh người đại diện các bên tham gia ký kết hợp đồng mua bán nợ;
+ Tên, địa chỉ của bên nợ và các bên có liên quan (nếu có) tới khoản nợ được mua, bán;
+ Chi tiết khoản nợ mua, bán: Số tiền vay, thời gian vay, mục đích giá trị ghi sổ của khoản nợ đến thời điểm thực hiện mua, bán nợ;
+ Các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán của bên nợ đối khoản nợ được mua, bán (nếu có);
+ Giá bán nợ, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán;
+ Thời điểm, phương thức và thủ tục chuyển giao hồ sơ, chứng từ khoản nợ, bao gồm cả hồ sơ, tài liệu về tài sản bảo đảm của khoản nợ (nếu có); Thời điểm bên mua nợ trở thành người thế quyền, nghĩa vụ đối với khoản nợ của bên bán nợ;
+ Quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ, bên mua nợ;
+ Trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng;
+ Giải quyết tranh chấp phát sinh.
- Ngoài các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác trong hợp đồng mua, bán nợ không trái với quy định Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
- Việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nội dung hợp đồng mua, bán nợ do các bên liên quan thỏa thuận, quyết định trên cơ sở đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Download Mẫu Bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu 2024 của đảng viên dành cho CBCCVC?
- Lịch âm 2024, lịch vạn niên 2024, lịch 2024: Đầy đủ cả năm?
- Theo Nghị định 45/2020/NĐ-CP thời gian cán bộ công chức viên chức phản hồi việc tiếp nhận hồ sơ trực tuyến chậm nhất là bao lâu sau khi công dân nộp hồ sơ lên hệ thống?
- 18 khẩu hiệu tuyên truyền Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 2024 của Bộ Tài Chính?
- Mẫu báo cáo về công tác đào tạo từ xa trình độ đại học theo Thông tư 28?