Thử việc có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Thử việc có được nghỉ ốm đau?
1. Thử việc có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Hiện tôi mới ra trường đi làm và đang trong thời gian thử việc. Không biết khi tôi thử việc thì có được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Trả lời:
Theo Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 thì nội dung này được quy định như sau:
- Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
- Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này...
Mặt khác: Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì:
Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
Như vậy, nội dung hợp đồng lao động có thể lồng ghép thời gian thử việc, tuy nhiên thời gian thử việc thì sẽ không phải đóng BHXH. Khi đó, công ty sẽ trả thêm cho người lao động một khoản tiền tương ứng với số tiền phải đóng BHXH.
2. Thử việc có được hưởng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau?
Liên quan đến quy định về việc nghỉ hưởng chế độ ốm đau, cho hỏi thử việc có được nghỉ việc có được hưởng chế độ này không? Vì trong thời gian này tôi mới thử việc đã được gần 2 tháng rồi ạ.
Trả lời:
Tại Điều 24 Luật bảo hiểm xã hội 2014, có quy định về đối tượng áp dụng chế độ ốm đau như sau:
Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.
Và tại Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014, có quy định:
Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
Như vậy, lao động thử việc là đối tượng không bắt buộc phải tham gia BHXH bắt buộc. Trường hợp lao động thử việc không tham gia BHXH bắt buộc thì sẽ không thuộc diện được nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau. Còn nếu người lao động trong thời gian thử việc vẫn được công ty tham gia BHXH bắt buộc thì sẽ thuộc diện nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau.
3. Đang thử việc có được nghỉ thai sản chăm vợ sinh không?
Tôi đang trong thời gian thử việc nên chưa được đóng bảo hiểm xã hội, mà vợ tôi mới sinh thì tôi có được nghỉ 5 ngày làm việc để chăm vợ mới sinh không ạ? Xin cảm ơn.
Trả lời:
Theo Khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
- 05 ngày làm việc;
- 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
- Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
- Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Theo quy định nêu trên, lao động nam phải đang đóng BHXH thì mới được nghỉ hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con.
Tuy nhiên theo thông tin anh cung cấp, hiện anh đang là thử việc nên chưa được đóng BHXH, do đó trường hợp của anh không được nghỉ hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?