Khi xét xử người dưới 18 tuổi có bắt buộc đại diện của nhà trường nơi người phạm tội theo học phải có mặt hay không?
Khi xét xử người dưới 18 tuổi có bắt buộc đại diện của nhà trường nơi người phạm tội theo học phải có mặt không?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC quy định về việc tham gia phiên tòa của người đại diện nhà trường như sau:
- Những người sau đây phải có mặt tại phiên tòa theo quyết định của Tòa án:
+ Người đại diện của người dưới 18 tuổi;
+ Đại diện nhà trường nơi người dưới 18 tuổi học tập;
+ Đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người dưới 18 tuổi lao động, sinh hoạt.
- Trường hợp những người được quy định tại khoản 1 Điều này vắng mặt lần thứ nhất hoặc vắng mặt lần thứ hai vì lý do bất khả kháng, do trở ngại khách quan thì Tòa án phải hoãn phiên tòa.
Trường hợp những người quy định tại khoản 1 Điều này vắng mặt lần thứ hai không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan nhưng để bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi thì Tòa án cũng có thể hoãn phiên tòa.
Như vậy, khi xét xử người dưới 18 tuổi thi bắt buộc phải có người đại diện nhà trường nơi người dưới 18 tuổi học tập.
Yêu cầu đối với việc vét xử vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi
Yêu cầu đối với việc vét xử vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi được quy định tại Điều 7 Thông tư này như sau:
- Khi xét xử vụ án hình sự quy định tại Điều 5 của Thông tư này, Tòa án phải thực hiện các quy định sau đây:
+ Phòng xử án phải được bố trí thân thiện, bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi theo đúng quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về phòng xử án;
+ Thẩm phán mặc trang phục làm việc hành chính của Tòa án nhân dân (không mặc áo choàng);
+ Việc tổ chức phiên tòa và bảo vệ phiên tòa thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-TANDTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Quy chế tổ chức phiên tòa;
+ Đối với những vụ án có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán thì Tòa án phải xét xử kín; đối với những vụ án khác có yêu cầu của người dưới 18 tuổi, người đại diện của họ hoặc để giữ bí mật đời tư, bảo vệ người dưới 18 tuổi thì Tòa án cũng có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai theo quy định tại Điều 327 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
+ Không xét xử lưu động đối với vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi.
- Khi xét xử vụ án hình sự có bị cáo, người bị hại là người dưới 18 tuổi quy định tại Điều 4 của Thông tư này, Tòa án phải thực hiện theo quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?