Cần bao nhiêu lần đạt danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" thì mới có thể được xét "Chiến sĩ thi đua cấp bộ"?
Cần bao nhiêu lần đạt danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" thì mới được xét "Chiến sĩ thi đua cấp bộ"?
Căn cứ Khoản 2 Điều 9 Nghị định 91/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện để được xét danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp bộ như sau:
Danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có ba lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.
Sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học để làm căn cứ xét tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương do người đứng đầu bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương xem xét, công nhận. Sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu do Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, công nhận.
Như vậy, bạn phải đạt ít nhất 3 lần liên tiếp "Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở" đồng thời phải có sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học để làm căn cứ xét tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương do người đứng đầu bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương xem xét, công nhận thì mới có thể được xét danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp bộ.
Thủ tục hồ sơ xét chọn danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cấp bộ"
Thủ tục hồ sơ xét chọn danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cấp bộ" được quy định tại Khoản 48 Điều 1 Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi 2013 như sau:
- Hồ sơ xét danh hiệu thi đua gồm:
+ Văn bản đề nghị phong tặng danh hiệu thi đua;
+ Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể;
+ Biên bản bình xét thi đua;
+ Chứng nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với sáng kiến, đề tài trong trường hợp đề nghị danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.
- Hồ sơ đề nghị xét khen thưởng gồm:
+ Văn bản đề nghị khen thưởng;
+ Báo cáo thành tích của cá nhân hoặc tập thể được đề nghị khen thưởng;
+ Biên bản xét khen thưởng;
+ Chứng nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với phát minh, sáng chế, sáng kiến, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ hoặc sáng tác, sáng tạo.
- Hồ sơ xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng được lưu trữ theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan quản, lý nhà nước về thi đua, khen thưởng thực hiện việc áp dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa quản lý công tác thi đua, khen thưởng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?