Việc kiểm tra định kỳ với sinh viên học dự bị đại học ngành Giáo dục Mầm non được thực hiện thế nào?
Kiểm tra định kỳ với sinh viên học dự bị đại học ngành Giáo dục Mầm non
Căn cứ Khoản 1 Điều 7 Quy chế tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học; xét chuyển vào học trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non đối với học sinh dự bị đại học ban hành kèm theo Thông tư 44/2021/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 15/02/2022) quy định về việc kiểm tra định kỳ với sinh viên học dự bị đại học ngành Giáo dục Mầm non như sau:
- Trong năm học, mỗi môn học có 2 lần kiểm tra định kỳ bằng hình thức trắc nghiệm hoặc tự luận. Thời gian làm bài kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm môn Toán là 60 phút, môn khác là 45 phút. Thời gian làm bài kiểm tra theo hình thức tự luận môn Toán, môn Văn là 90 phút, môn khác là 60 phút;
- Học sinh chưa đủ số lần kiểm tra định kỳ của mỗi môn học, nếu có lý do chính đáng được nhà trường xem xét kiểm tra bổ sung.
Thi cuối khóa với sinh viên học dự bị đại học ngành Giáo dục Mầm non
Tại Khoản 2 Điều 7 Quy chế này quy định về việc thi cuối khóa với sinh viên học dự bị đại học ngành Giáo dục Mầm non như sau:
- Các môn thi cuối khóa là ba môn theo tổ hợp môn đã sử dụng để xét tuyển vào trường DBĐH và được bồi dưỡng tại trường DBĐH;
- Học sinh được dự thi cuối khóa khi có đủ 2 lần kiểm tra định kỳ và không nghỉ học quá 35 ngày;
- Thi cuối khóa theo hình thức trắc nghiệm hoặc tự luận. Thời gian thi cuối khóa theo hình thức trắc nghiệm môn Toán là 90 phút, môn khác là 60 phút. Thời gian thi theo hình thức tự luận môn Toán, môn Văn là 120 phút, môn khác là 90 phút;
- Hiệu trưởng trường DBĐH quyết định thành lập Hội đồng thi và các Ban giúp việc để tổ chức kỳ thi cuối khóa.
Điểm tổng kết môn học với sinh viên học dự bị đại học ngành Giáo dục Mầm non
Điểm tổng kết môn học với sinh viên học dự bị đại học ngành Giáo dục Mầm non được quy định tại Khoản 3 Điều này như sau:
- Thang điểm chấm bài kiểm tra định kỳ và bài thi cuối khóa là thang điểm 10. Đối với các bài kiểm tra định kỳ và bài thi cuối khóa bằng phương pháp trắc nghiệm có thể theo thang điểm khác, nhưng điểm toàn bài phải quy về thang điểm 10. Cuối năm học, mỗi môn học có một điểm tổng kết, điểm tổng kết của mỗi môn học lấy đến một chữ số thập phân;
- Điểm tổng kết (ĐTK) của môn học có thi cuối khóa được tính theo công thức:
ĐTK = |
TĐKT + 2 x ĐTCK |
|
4 |
TĐKT: Tổng điểm của hai bài kiểm tra định kỳ.
ĐTCK: Điểm thi cuối khóa.
- Điểm tổng kết của các môn học không thi cuối khóa là trung bình cộng của hai điểm kiểm tra định kỳ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?