Công tác dự trù thuốc chông lao sử dụng trong các cơ sở y tế được thực hiện như nào?
Dự trù thuốc chống lao sử dụng trong các cơ sở khám chữa bệnh lao phổi
Căn cứ Khoản 1 Điều 10 Thông tư 36/2021/TT-BYT (Có hiệu lực từ 15/02/2022) quy định về việc dự trù thuốc chống lao sử dụng trong các cơ sở khám chữa bệnh lao phổi như sau:
- Căn cứ hợp đồng đã ký, kế hoạch sử dụng thuốc và nhu cầu điều trị trong quý, trước ngày 15 của tháng liền kề trước quý dự trù hoặc trong trường hợp đột xuất theo yêu cầu, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lập dự trù số lượng thuốc chống lao cần tiếp nhận, bảo đảm không vượt quá 20% (hai mươi phần trăm) so với số lượng thuốc được phân bổ trong thỏa thuận khung đã ký để gửi nhà thầu trúng thầu, đồng thời gửi đơn vị đầu mối cấp tỉnh để theo dõi;
- Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có nhu cầu sử dụng thuốc vượt quá 20% (hai mươi phần trăm) so với số lượng thuốc phân bổ trong thỏa thuận khung hoặc hợp đồng đã ký kết, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
Cung ứng thuốc chống lao trong các cơ sở khám chữa bệnh lao
Việc cung ứng thuốc chống lao trong các cơ sở khám chữa bệnh lao được quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư 36/2021/TT-BYT (Có hiệu lực từ 15/02/2022) như sau:
- Trong vòng 10 (mười) ngày kể từ khi nhận được dự trù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà thầu trúng thầu có trách nhiệm vận chuyển thuốc chống lao đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo số lượng đã dự trù hoặc số lượng điều chỉnh (nếu có) trên cơ sở thông tin, nội dung thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này;
- Trường hợp nhà thầu trúng thầu không cung ứng thuốc đầy đủ hoặc không đúng thời hạn theo hợp đồng đã ký kết, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn báo cáo Đơn vị đầu mối cấp tỉnh để tổng hợp, báo cáo Sở Y tế và Đơn vị đầu mối cấp quốc gia để giải quyết.
Báo cáo tình hình sử dụng thuốc chống lao trong các cơ sở khám chữa bệnh lao
Tại Khoản 3 Điều 10 Thông tư 36/2021/TT-BYT (Có hiệu lực từ 15/02/2022) quy định về việc báo cáo tình hình sử dụng thuốc chống lao trong các cơ sở khám chữa bệnh lao như sau:
- Trước ngày 10 tháng đầu tiên của mỗi quý hoặc trong trường hợp đột xuất, cơ sở y tế lập báo cáo tình hình sử dụng thuốc chống lao trong quý trước liền kề, kèm theo văn bản thuyết minh nếu có thiếu hoặc thừa thuốc cần phải điều tiết để gửi cho Đơn vị đầu mối cấp tỉnh;
- Trước ngày 15 tháng đầu tiên của mỗi quý hoặc trong trường hợp đột xuất, Đơn vị đầu mối cấp tỉnh báo cáo tình hình sử dụng thuốc chống lao của quý trước liền kề, bao gồm cả thông tin về việc điều tiết giữa các cơ sở trên địa bàn tỉnh. Trong trường hợp thiếu thuốc hoặc thừa thuốc cần phải điều tiết từ tuyến trung ương, Đơn vị đầu mối cấp tỉnh cần có văn bản thuyết minh gửi Sở Y tế và Đơn vị đầu mối cấp quốc gia;
- Nhà thầu trúng thầu báo cáo kế hoạch cung ứng thuốc cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cơ sở đề nghị của Đơn vị đầu mối cấp quốc gia, bảo đảm cung ứng đủ số lượng, chất lượng và tiến độ như đúng hợp đồng đã ký kết.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?