Vấn đề ủy quyền quản lý nhà đất

Mẹ em năm nay 65 tuổi, em năm nay 18 tuổi, dì em năm nay 69 tuổi, dượng em 69 tuổi. Dì em có nói với mẹ em là: bây giờ, phải về nhà làm giấy Ủy quyền quản lí căn nhà và đất đai cho dì. Do dì sợ nếu mẹ em mất thì em sẽ phá hư số tài sản đó nếu mẹ em mất dì sẽ dung số tiền đó nuôi em ăn học. Mẹ em không đồng ý thì dì tỏ thái độ khó chịu. Để không mất long dì em khuyên mẹ làm 2 văn bản, một là di chúc lại tài sản cho em, hai là ủy quyền cho dì tạm quản lý đất đai. Hiện tại mẹ em đang nợ ngân hang 3.5 triệu, dì có thể dùng giấy ủy quyền xuống trả nợ ngân hang để lấy giấy tờ về và bán đất đai nhà cửa được không? Mong nhận được tư vấn! Gửi bởi: Huỳnh Trung Hiếu

Thứ nhất, về vấn đề mẹ bạn ủy quyền cho dì bạn quản lý nhà và đất đai cho dì không có nghĩa là dì bạn có quyền bán nhà và đất đó. Dì của bạn sẽ chỉ được thực hiện các quyền trong phạm vi hợp đồng ủy quyền mà mẹ bạn lập nên (nội dung hợp đồng ủy quyền do bên ủy quyền, tức mẹ bạn tự quyết định). Do mẹ bạn vẫn còn khỏe và không thực hiện giao dịch gì liên quan đến nhà đất mà cần phải ủy quyền, hợp đồng ủy quyền cũng đương nhiên chấm dứt khi người ủy quyền hoặc người được ủy quyền chết nên bạn không phải lo lắng. Mặt khác, điều đó cũng có nghĩa là nếu làm hợp đồng ủy quyền cho dì bạn trong trường hợp này hoàn toàn vô nghĩa (vì mẹ bạn chết thì hợp đồng cũng chấm dứt),Do đó, mẹ bạn có thể giải thích cho dì bạn và trong trường hợp này, với lý do dì bạn nêu ra là quản lý nhà và đất vì sợ nếu mẹ bạn mất đi, bạn có thể phá tán tài sản thì mẹ bạn hoàn toàn có quyền lập di chúc để lại tài sản cho bạn nhưng chỉ định dì bạn là người quản lý di sản.

Điều 638 Bộ luật Dân sự quy định về người quản lý di sản như sau:

1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thoả thuận cử ra.

Khi đó, dì bạn có những quyền và nghĩa vụ như sau:

Điều 640. Quyền của người quản lý di sản

1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 638 của Bộ luật này có các quyền sau đây:

a) Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế;

b) Được hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế.

Điều 639 Nghĩa vụ của người quản lý di sản

a) Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp và định đoạt tài sản bằng các hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;

c) Thông báo về di sản cho những người thừa kế;

d) Bồi thường thiệt hại, nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

đ) Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.

Do vậy, mẹ bạn có thể làm di chúc để lại tài sản cho bạn nhưng giao cho dì bạn là người quản lý di sản. Sau khi mẹ bạn mất, bạn có thể yêu cầu dì bạn giao lại di sản (theo điểm đ) nêu trên và tự mình thực hiện các nghĩa vụ tài sản của mẹ bạn (thanh toán các khoản nợ) vì bạn đã trên 18 tuổi, hoặc nhờ dì bạn đứng ra bán nhà và thanh toán các khoản nợ, sau đó tự mình quản lý số tài sản còn lại.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
234 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào