Trong việc phòng chống Dại của các cơ quan truyền thông của trung ương tổ chức thực hiện ra sao?

Xin hỏi là việc phòng chống Dại của các cơ quan truyền thông của trung ương được tổ chức thực hiện ra sao?

1. Công tác tổ chức thực hiện phòng chống Dại của các cơ quan truyền thông của trung ương

Căn cứ Mục 9 Chương IV Chương trình quốc gia về Phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022 - 2030 (ban hành kèm theo Quyết định 2151/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ) quy định về công tác tổ chức thực hiện phòng chống Dại của các cơ quan truyền thông của trung ương như sau:

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Nhân dân và các cơ quan truyền thông có liên quan chủ động phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thú y, Báo Nông nghiệp Việt Nam), Bộ Y tế xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí của các đơn vị để tổ chức thông tin, tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống bệnh Dại và thực hiện các nội dung của Chương trình.

2. Việc tổ chức thực hiện phòng chống Dại của tổ chức, cá nhân nuôi chó, mèo

Căn cứ Mục 11 Chương IV Chương trình quốc gia về Phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022 - 2030 (ban hành kèm theo Quyết định 2151/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ) quy định về công tác tổ chức thực hiện phòng chống Dại của tổ chức, cá nhân nuôi chó, mèo như sau:

Tổ chức, cá nhân nuôi chó, mèo thực hiện:

+ Đăng ký việc nuôi chó, mèo;

+ Nuôi nhốt chó, mèo trong khuôn viên gia đình. Chó, mèo khi đưa ra khỏi nhà phải được xích, rọ mõm và có người dắt đề phòng cắn người; đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường;

+ Tiêm vắc xin phòng Dại cho chó, mèo và phải thanh toán các khoản chi phí quản lý đàn chó, mèo, tiêm phòng theo quy định; theo dõi vật nuôi, khi phát hiện có dấu hiệu bất thường, phải nhốt con vật đó để theo dõi và báo cho nhân viên thú y cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan thú y nơi gần nhất. Không được vận chuyển hoặc bán động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dại;

+ Khi động vật được xác định mắc bệnh Dại, chủ nuôi phải chấp hành tiêu hủy con vật, thực hiện vệ sinh khử trùng tiêu độc toàn bộ chuồng nuôi, dụng cụ nuôi, phương tiện vận chuyển, môi trường, thức ăn, chất thải và các vật dụng khác đã tiếp xúc với con vật mắc bệnh. Những con vật nghi mắc bệnh Dại phải nhốt để theo dõi trong 10 ngày, tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo khỏe mạnh trong ổ dịch, vùng dịch;

+ Chủ nuôi có chó, mèo mắc bệnh Dại hoặc nghi Dại cắn, cào người khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật; tổ chức, cá nhân buôn bán, vận chuyển, giết mổ chó, mèo, sản phẩm chó, mèo phải chi trả kinh phí lấy mẫu, xét nghiệm mẫu bệnh Dại theo quy định.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

334 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào