Kinh phí do người dân tự đảm bảo để phòng, chống bệnh Dại được quy định như thế nào?
1. Kinh phí do người dân tự đảm bảo để phòng, chống bệnh Dại
Căn cứ Mục 3 Chương III Chương trình quốc gia về Phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022 - 2030 (ban hành kèm theo Quyết định 2151/QĐ-TTg năm 2021) quy định về kinh phí do người dân tự đảm bảo để phòng, chống bệnh Dại như sau:
- Đối với chủ nuôi chó, mèo không được hỗ trợ, phải tự bảo đảm kinh phí mua vắc xin Dại, đánh dấu nhận dạng đã tiêm phòng (vòng đeo cổ) và công tiêm phòng cho đàn chó, mèo theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương. Khi dịch bệnh xảy ra, chủ động tiêm vắc xin Dại, vệ sinh, khử trùng tiêu độc.
- Tổ chức, cá nhân vận chuyển, buôn bán chó, mèo, sản phẩm chó, mèo phải chi trả kinh phí lấy mẫu, xét nghiệm bệnh Dại.
- Kinh phí do người bị chó, mèo cắn chi trả cho điều trị y tế dự phòng.
2. Kinh phí thực hiện phòng, chống bệnh Dại từ Ngân sách trung ương
Căn cứ Mục 1 Chương III Chương trình quốc gia về Phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022 - 2030 (ban hành kèm theo Quyết định 2151/QĐ-TTg năm 2021) quy định về kinh phí thực hiện phòng, chống bệnh Dại từ Ngân sách trung ương như sau:
Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí cho các hoạt động thuộc nhiệm vụ chi của cơ quan trung ương, trong đó có nhiệm vụ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế tổ chức thực hiện Chương trình, bao gồm những nội dung chính:
+ Xây dựng, nâng cấp hệ thống báo cáo trực tuyến để đăng ký, báo cáo số liệu quản lý tổng đàn, tiêm phòng vắc xin Dại, số liệu dịch bệnh, giám sát, an toàn bệnh Dại trên chó, mèo;
+ Báo cáo số liệu tiêm vắc xin Dại và huyết thanh kháng dại, số liệu bệnh nhân tử vong trên người;
+ Tổ chức thông tin, tuyên truyền;
+ Tổ chức giám sát vi rút Dại trên động vật và người, tổ chức giám sát, đánh giá hiệu quả vắc xin Dại, điều tra các ổ dịch bệnh Dại phức tạp, lây lan rộng;
+ Tổ chức đào tạo, tập huấn, xây dựng, đánh giá, thẩm định cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh Dại; nâng cao năng lực chẩn đoán phòng thí nghiệm;
+ Giám sát, lập bản đồ dịch tễ bệnh Dại ở người và động vật, phối hợp liên ngành;
+ Hợp tác quốc tế trong phòng, chống bệnh Dại; nghiên cứu dịch tễ bệnh Dại, nghiên cứu, sản xuất, cải tiến chất lượng vắc xin Dại;
+ Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác thú y;
+ Tổ chức các hội nghị, hội thảo, họp sơ kết, tổng kết; tổ chức hướng dẫn, giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức triển khai Chương trình.
Hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Chương trình gửi Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?