Hiện nay, việc rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách về phòng, chống bệnh Dại được quy định ra sao?

Rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách về phòng, chống bệnh Dại được quy định thế nào? Mong được giải đáp.

1. Rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách về phòng, chống bệnh Dại

Căn cứ Mục 4 Chương II Chương trình quốc gia về Phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022 - 2030 (ban hành kèm theo Quyết định 2151/QĐ-TTg năm 2021) quy định về việc rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách về phòng, chống bệnh Dại như sau:

- Rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định, hướng dẫn về phòng, chống bệnh Dại; quy định cụ thể việc bắt, nhốt giữ, xử lý chó, mèo thả rông; các quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đưa chó không có rọ mõm ra nơi công cộng, không thực hiện tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo...

- Nghiên cứu, xây dựng chính sách hỗ trợ mua vắc xin Dại và tổ chức tiêm phòng miễn phí cho đàn chó, mèo tại các ổ dịch, khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng miền núi khu vực II, III, vùng biên giới,..; hỗ trợ xây dựng và duy trì vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh Dại.

- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách mua vắc xin Dại cho người; chính sách hỗ trợ vắc xin Dại, tiêm phòng miễn phí cho nhân viên thú y, nhân viên y tế, người tham gia phòng, chống dịch bệnh Dại; điều trị, chăm sóc trong trường hợp rủi ro nghề nghiệp; chính sách hỗ trợ vắc xin Dại, huyết thanh kháng Dại, điều trị dự phòng cho người nghèo/cận nghèo tại các khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng miền núi khu vực II, III, người có công với cách mạng, một số trường hợp đặc biệt khác; chính sách thanh toán bảo hiểm tai nạn do động vật cắn đảm bảo tất cả những người dân được tiếp cận với dịch vụ tiêm vắc xin phòng Dại.

- Xây dựng quy chế phối hợp giữa cơ quan thú y và cơ quan y tế, bảo đảm kịp thời chia sẻ thông tin bệnh Dại và triển khai nhanh nhất, hiệu quả nhất các biện pháp phòng, chống bệnh Dại.

2. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bệnh Dại

Căn cứ Mục 3 Chương II Chương trình quốc gia về Phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022 - 2030 (ban hành kèm theo Quyết định 2151/QĐ-TTg năm 2021) quy định Yêu cầu chung đối với điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bệnh dại như sau: 

- Yêu cầu chung đối với điều trị dự phòng sau phơi nhiễm

Tất cả những người bị chó, mèo cắn, cào, phơi nhiễm, có nguy cơ nhiễm với bệnh Dại nhưng chưa được tiêm vắc xin Dại phải được điều trị dự phòng.

- Tổ chức điều trị dự phòng

+ Bộ Y tế xây dựng kế hoạch quốc gia về cung ứng, sử dụng vắc xin phòng Dại cho người bị chó, mèo cắn, người có nguy cơ cao phơi nhiễm bệnh Dại;

+ Kiện toàn, mở rộng số lượng điểm tiêm vắc xin và huyết thanh kháng Dại để phục vụ công tác điều trị dự phòng, đảm bảo khả năng dễ tiếp cận, giá thành thấp, đặc biệt ở khu vực có nguy cơ cao, mỗi huyện có ít nhất 01 điểm tiêm có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư và nguồn nhân lực cho điều trị dự phòng;

+ Đảm bảo đủ trang thiết bị, vắc xin và huyết thanh kháng Dại đã được cấp phép sử dụng;

+ Hỗ trợ điều trị dự phòng cho người nghèo tại các khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng miền núi khu vực II, III, người có công với cách mạng, người tham gia công tác phòng chống dịch và các đối tượng đặc biệt khác do chính quyền địa phương quyết định.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

387 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào