Hỏi về phân chia tài sản không có di chúc và có người hưởng thừa kế đang định cư ở nước ngoài
Câu hỏi của bạn khá nhiều nội dung nhưng thông tin cung cấp chưa chi tiết. Dựa trên những thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn như sau để bạn tham khảo:
Chúng tôi tạm coi căn nhà đó là tài sản riêng của mẹ bạn, hoặc tài sản của bố mẹ bạn, nhưng bố bạn đã mất (nói chung là mẹ bạn là người có toàn quyền sở hữu với căn nhà đó).
Do mẹ bạn mất không để lại di chúc, theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 675 Bộ luật Dân sự 2005 thì tài sản của mẹ bạn (sau đây gọi là căn nhà của mẹ bạn) sẽ được chia theo pháp luật.
Điều 674 Bộ luật Dân sự quy định “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện trình tự thừa kế do pháp luật quy định”.
Bộ luật Dân sự 2005 quy định về những người được thừa kế theo pháp luật như sau:
Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Do bạn không nói rõ gia đình bạn ngoài 4 anh em bạn thì còn những ai, chúng tôi nếu quy định tại Điều 676 để bạn đối chiếu. Theo đó, nếu ngoài 4 anh em bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất ra, còn người nào theo diện kể trên thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ đều được hưởng thừa kế.
Lưu ý: Tuy nhiên, để được hưởng thừa kế thì người thừa kế phải chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế. Các giấy tờ chứng minh là có quan hệ với người để lại di sản như: Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi; Bản án, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác. Khi đã chứng minh được mình có quan hệ với người để lại di sản thì người này sẽ được nhận di sản thừa kế mà không phụ thuộc vào người đó đang định cư ở đâu (Trừ trường hợp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất). Và các bạn phải làm thủ tục khai nhận di sản tại phòng công chứng. Nếu khai trình di sản. Cần phải có bản photo (có công chứng càng tốt) giấy tờ tuỳ thân của người được hưởng thừa kế. Sau thời gian 30 ngày niêm yết tại UBND phường nơi có bất động sản. Nếu không có tranh chấp, phòng công chứng chứng thực việc khai nhận di sản
Về câu hỏi: Khi bán căn nhà này đi thì tài sản được phân chia thế nào? Chúng tôi xin trả lời như sau:
Tạm coi hàng thừa kế thứ nhất chỉ còn 4 anh em bạn, vậy số tiền bán được từ ngôi nhà sẽ được chia đều cho cả 4 người.
Về câu hỏi: Anh hai tôi ở nước ngoài có được hưởng quyền thừa kế hay không, chúng tôi trả lời như sau:
Quyền thừa kế là quyền về tài sản của cá nhân được pháp luật công nhận, bảo vệ. Vì vậy dù anh hai bạn đang ở nước ngoài, anh vẫn được nhà nước Việt Nam công nhận là đồng thừa kế và được nhận tài sản thừa kế thuộc về mình theo quy định của pháp luật.
Anh hai bạn được ủy quyền cho bạn nhận tài sản thừa kế này
Văn bản uỷ quyền này phải được công chứng viên chứng nhận và hợp pháp hoá lãnh sự mới có giá trị pháp lý tại Việt Nam. Sau đó, người được uỷ quyền thực hiện công việc uỷ quyền tại phòng công chứng.Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?