Khử khuẩn khi phát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm đối với phòng chống dịch tại sân bay quy định như thế nào?
1. Yêu cầu khử khuẩn khi phát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm tại cảng hàng không
Căn cứ theo Tiểu mục 3.1 Mục 3 Chương III Hướng dẫn khử khuẩn khu vực cảng hàng không và tàu bay trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm (ban hành kèm theo Quyết định số 5789/QĐ-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Bộ Y tế) quy định về việc yêu cầu khử khuẩn khi phát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm như sau:
- Vệ sinh và khử khuẩn các khu vực công cộng tại sân bay nên thực hiện hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng và tăng tần suất vệ sinh, khử khuẩn khi đang có dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm liên quan đến vận chuyển hàng không, thường do nhân viên chuyên trách của cảng hàng không thực hiện và có sự giám sát của cơ quan kiểm dịch y tế.
- Tùy theo kết quả kiểm tra, giám sát về tác nhân gây bệnh, mức độ lây lan, mức độ di chuyển, giao tiếp của người bệnh, nghi nhiễm bệnh và mật độ người trong khu vực nhà ga có liên quan mà kiểm dịch viên quyết định mức độ khử khuẩn.
- Bất kỳ khu vực nào bị phát hiện có trường hợp nghi ngờ hoặc mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A hoặc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác hoặc có hành khách từ vùng dịch nguy hiểm về sẽ được kiểm dịch viên y tế trực tiếp thực hiện khử khuẩn hoặc đơn vị khử khuẩn chuyên nghiệp thực hiện với sự giám sát của kiểm dịch viên y tế.
2. Khử khuẩn bề mặt khi phát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm
Căn cứ theo Tiết 3.2.2 Tiểu mục 3.2 Mục 3 Chương III Hướng dẫn khử khuẩn khu vực cảng hàng không và tàu bay trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm (ban hành kèm theo Quyết định số 5789/QĐ-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Bộ Y tế) quy định về việc Khử khuẩn bề mặt khi phát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm như sau:
- Thu dọn vệ sinh: trước khi thực hiện khử khuẩn các bề mặt nhà ga hành khách cần phải thực hiện thu dọn vệ sinh tất cả các vật dụng.
+ Mở một túi màu vàng đựng rác "nguy cơ sinh học" và đặt gần vị trí định làm vệ sinh, khử khuẩn.
+ Sử dụng khăn giấy hoặc vật liệu thấm, lau sạch chất bẩn, chất lỏng và bỏ vào túi "nguy cơ sinh học".
+ Đối với chất tiết, chất nôn của trường hợp nghi ngờ, mắc bệnh truyền nhiễm:
Che phủ kín vị trí xử lý bằng khăn giấy thấm, hút và đổ hóa chất thấm đều từ ngoài vào trong theo hình xoắn ốc vị trí cần xử lý.
Chờ một thời gian để đảm bảo tác dụng xử lý của hoá chất, theo chỉ định trong hướng dẫn sử dụng, sau đó thu dọn từ ngoài vào trong tránh để lan rộng phạm vi ô nhiễm.
Lau sạch khu vực nhiễm bẩn bằng hoá chất tẩy rửa thông thường.
Thu dọn khăn, dụng cụ đã sử dụng vào túi rác “nguy cơ sinh học”.
Đóng kín túi rác “nguy cơ sinh học”, đảm bảo vận chuyển thận trọng và tiêu hủy theo quy định của Bộ Y tế.
Sau khi thu dọn chất bẩn, chất nôn,… của người bệnh, nghi nhiễm bệnh,… thì thực hiện khử khuẩn.
- Hóa chất khử khuẩn
Tùy theo tác nhân gây bệnh, mức độ, phạm vi ô nhiễm, khu vực xử lý có thể sử dụng dung dịch có chứa clo hoạt tính hoặc hóa chất khử khuẩn theo qui định của Bộ Y tế hoặc của nhà sản xuất.
- Phương pháp khử khuẩn
Phun ướt bề mặt kết hợp với lau chùi, không phun trực tiếp hóa chất vào các trang thiết bị điện tử, phải sử dụng lau chùi bằng khăn lau chuyên dụng cùng với hóa chất. Sau khi phun hoặc lau hóa chất cần phải lau chùi lại bằng khăn khô sạch, tránh tồn đọng hóa chất trên các thiết bị điện tử và các bề mặt cảm ứng của thiết bị điện tử.
Lưu ý: khử khuẩn khu vực đông người và bề mặt cảm ứng cao (như khu vực kios check-in hoặc quầy làm thủ tục, nút bấm trong thang máy và tay vịn thang cuốn, tay vịn cửa nhà vệ sinh).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- 30 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Người lao động được nghỉ làm ngày 30/11/2024 không?
- Thủ đô Hà Nội được UNESCO công nhận là Thành phố vì hòa bình vào năm nào?
- Bộ Tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho Đảng viên mới file Word mới nhất?
- Mẫu thông báo nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải áp dụng từ 5/1/2025?