Kế hoạch khẩn nguy sân bay bao gồm các nội dung nào? Được chia thành mấy giai đoạn?
Kế hoạch khẩn nguy sân bay bao gồm các nội dung nào?
Căn cứ Khoản 4 Điều 98 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT (có hiệu lực từ 15/01/2022) hướng dẫn quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành. Kế hoạch khẩn nguy sân bay bao gồm các nội dung như sau:
- Quy định chung: mục đích, đối tượng áp dụng, phạm vi trách nhiệm, căn cứ pháp lý để xây dựng, phân loại các tình huống khẩn nguy và quy trình sửa đổi, bổ sung tài liệu;
- Tổ chức công tác khẩn nguy gồm: trung tâm khẩn nguy sân bay, trạm báo động khẩn nguy, ban chỉ huy hiện trường; thiết lập các khu vực, sơ đồ luồng tuyến, cổng cửa ra vào cho lực lượng, phương tiện tham gia vào công tác ứng phó khẩn nguy;
- Phân định trách nhiệm cho các đơn vị trong việc tổ chức, phối hợp và thực hiện công tác khẩn nguy;
- Hệ thống thông tin liên lạc phục vụ trong công tác khẩn nguy;
- Lực lượng, phương tiện, trang thiết bị sử dụng trong công tác khẩn nguy;
- Điều tra và khôi phục: trách nhiệm của các đơn vị trong công tác điều tra và khôi phục sự cố, tai nạn;
- Chế độ trực khẩn nguy và công tác huấn luyện, kiểm tra, diễn tập;
- Quy chế báo cáo;
- Quy chế phối hợp với ban chỉ huy khẩn nguy địa phương;
- Các phụ lục gồm: vùng trách nhiệm tìm kiếm, cứu nạn của cảng hàng không, sân bay; sơ đồ thông báo khi có tình huống khẩn nguy; sơ đồ thông báo, báo động khi có hành vi can thiệp bất hợp pháp theo quy định của pháp luật về an ninh hàng không; sơ đồ chỉ huy, chỉ đạo khi có tình huống khẩn nguy; sơ đồ thông tin liên lạc, tần số quy định cho công tác khẩn nguy; danh bạ điện thoại của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong công tác khẩn nguy; sơ đồ kẻ lưới ô vuông cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay; sơ đồ cổng, cửa, luồng tuyến ra vào của lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó với tình huống khẩn nguy; các tình huống khẩn nguy giả định.
Kế hoạch khẩn nguy sân bay chia thành mấy giai đoạn?
Căn cứ Khoản 5 Điều này kế hoạch khẩn nguy sân bay bao gồm khẩn nguy tại chỗ, khẩn nguy hoàn toàn và được chia thành các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn thu thập thông tin và đánh giá tình huống;
- Giai đoạn báo động;
- Giai đoạn khẩn nguy.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?