Tổng cục Môi trường cần làm gì để đào tạo, truyền thông và hợp tác quốc tế về quản lý chất thải nhựa?
1. Nhiệm vụ của Tổng cục Môi trường trong đào tạo, truyền thông và hợp tác quốc tế về quản lý chất thải nhựa
Căn cứ Mục 2.2 Chương II Kế hoạch thực hiện Quyết định 1316/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định 2436/QĐ-BTNMT năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) quy định về việc triển khai các hoạt động đào tạo, truyền thông và hợp tác quốc tế về quản lý chất thải nhựa thì Tổng cục Môi trường thực hiện như sau:
- Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý chất thải, chất thải nhựa theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
- Triển khai các Công ước, điều ước quốc tế và thực hiện các dự án hợp tác quốc tế về quản lý chất thải nhựa, sản xuất và tiêu dùng bền vững theo phân công của Lãnh đạo Bộ; triển khai Chương trình đối tác hành động Quốc gia về nhựa ở Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế Thế giới; Tổ chức các hội thảo, tập huấn, đào tạo quốc tế về quản lý chất thải, chất thải nhựa theo phân công.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2. Nhiệm vụ của Tổng cục Môi trường trong đào tạo, truyền thông và hợp tác quốc tế về quản lý chất thải nhựa
Căn cứ Mục 2.1 Chương II Kế hoạch thực hiện Quyết định 1316/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định 2436/QĐ-BTNMT năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) quy định về việc triển khai các hoạt động đào tạo, truyền thông và hợp tác quốc tế về quản lý chất thải nhựa thì Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền thực hiện như sau:
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan xây dựng định hướng tuyên truyền trong ngành tài nguyên và môi trường về tăng cường phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải nhựa; phát động phong trào thi đua về giảm thiểu sử dụng nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy và hàng hóa chứa vi nhựa; phát hiện, tuyên truyền nhân rộng các gương điển hình tiên tiến, mô hình, sáng kiến hiệu quả trong quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?