Xe ô tô tải vận chuyển hàng mà không chằng buộc bị xử phạt như thế nào? Có bị tịch thu giấy phép lái xe không?

Xe ô tô tải vận chuyển hàng không chằng buộc bị xử phạt như thế nào? Có bị tịch thu giấy phép lái xe không? Mức phạt hành chính cao nhất đối với hành vi này là bao nhiêu tiền nếu có tình tiết tăng nặng?

Xe ô tô tải vận chuyển hàng không chằng buộc bị xử phạt thế nào?

Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ

Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Vận chuyển hàng trên xe phải chằng buộc mà không chằng buộc hoặc có chằng buộc nhưng không chắc chắn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều này (Chở công-ten-nơ trên xe (kể cả sơ mi rơ moóc) mà không sử dụng thiết bị để định vị chắc chắn công-ten-nơ với xe hoặc có sử dụng thiết bị nhưng công-ten-nơ vẫn bị xê dịch trong quá trình vận chuyển)

Như vậy, hành vi xếp hàng không chằng buộc thì mức phạt áp dụng là phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.

Xe ô tô tải vận chuyển hàng không chằng buộc có bị tịch thu giấy phép lái xe?

Đối với hành vi vận chuyển hàng mà không chằng buộc thì tại các hình phạt bổ sung không có áp dụng đối với hành vi vi phạm đối với lỗi trên, nghĩa là không bị tước quyền sử dụng giấy phép hay tịch thu.

Mức phạt hành chính cao nhất đối nếu có tình tiết tăng nặng khi vận chuyển hàng không chằng buộc?

Căn cứ Khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

Do đó, hành vi vận chuyển hàng không chằng buộc nếu có các tình tiết tăng nặng thì mức phạt cao nhất có thể lên đến 800.000 đồng.

Trân trọng!

Giấy phép lái xe
Hỏi đáp mới nhất về Giấy phép lái xe
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình kiểm tra và xử lý tạm giữ giấy phép lái xe trên ứng dụng VNeID?
Hỏi đáp Pháp luật
Có thể sử dụng GPLX bản giấy khi bị tạm giữ GPLX trên VNeID không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài xế bị trừ điểm giấy phép lái xe từ 01/01/2025 có phục hồi điểm được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/7/2024, có thể tước giấy phép lái xe trên VNeID không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/7/2024, giấy phép lái xe tích hợp trên VNeID có giá trị như giấy tờ trực tiếp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức: Được xuất trình giấy phép lái xe trên VNeID khi CSGT kiểm tra từ ngày 01/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép lái xe quốc tế IDP do Việt Nam cấp có giá trị sử dụng trong nước không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn giấy phép lái xe hạng B1 của nam và nữ có giống nhau không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bắt buộc phải đổi Giấy phép lái xe A1 bằng giấy bìa sang thẻ PET có đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các hạng giấy phép lái xe không được thi trực tiếp mà phải thi nâng hạng gồm những hạng nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giấy phép lái xe
2,766 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giấy phép lái xe
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào