Về việc rà soát sửa đổi VBQPPL, đề xuất văn bản liên quan quản lý chất thải nhựa Tổng cục Môi trường cần thực hiện ra sao?

Xin được hỏi, theo việc rà soát sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền hoặc đề xuất ban hành các văn bản có nội dung liên quan đến quản lý chất thải nhựa thì Tổng cục Môi trường thực hiện như thế nào?

Căn cứ Mục 1.1 Chương II Kế hoạch thực hiện Quyết định 1316/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định 2436/QĐ-BTNMT năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) quy định về việc rà soát sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền hoặc đề xuất ban hành các văn bản có nội dung liên quan đến quản lý chất thải nhựa thì Tổng cục Môi trường thực hiện như sau:

- Nghiên cứu, đề xuất lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa trong Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Thời gian hoàn thành: Năm 2021.

- Rà soát, đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật về nhãn sinh thái đối với túi ni lông thân thiện môi trường và các sản phẩm thân thiện với môi trường trong Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Thời gian hoàn thành: Năm 2021.

- Rà soát, đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý, điều chỉnh trong danh mục phế liệu nhập khẩu (đối với phế liệu nhựa) cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

- Rà soát, đề xuất sửa đổi QCVN 32:2018/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho phù hợp với thực tế để nâng cao chất lượng phế liệu nhựa nhập khẩu.

Thời gian hoàn thành: Năm 2021.

- Nghiên cứu, đề xuất quy định về môi trường đối với các sản phẩm tái chế, hàng hóa chứa vi nhựa và túi ni lông, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học.

Thời gian thực hiện: 2022-2026.

- Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng lộ trình và hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nhựa tại nguồn nhằm thu hồi, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa tối đa.

Thời gian thực hiện: 2022-2025.

- Nghiên cứu và đề xuất tiêu chí/quy định về giảm thiểu, phân loại, thu gom chất thải nhựa trong đánh giá, xếp hạng kết quả hoạt động bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thời gian thực hiện: 2022-2025.

Trân trọng!

Quản lý chất thải
Hỏi đáp mới nhất về Quản lý chất thải
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về quản lý chất thải và phế liệu
Hỏi đáp pháp luật
Quản lý chất thải và thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên tắc chung về quản lý chất thải
Hỏi đáp pháp luật
Yêu cầu về quản lý chất thải
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của chủ đầu tư khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao trong quản lý chất thải
Hỏi đáp pháp luật
Quản lý chất thải từ hoạt động nông nghiệp
Hỏi đáp pháp luật
Quản lý chất thải từ hoạt động giao thông vận tải
Hỏi đáp pháp luật
Không có biện pháp quản lý chất thải phù hợp trong khu vực sản xuất thực phẩm bị phạt thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Kế hoạch quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quản lý chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quản lý chất thải
287 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quản lý chất thải

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quản lý chất thải

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào