Trách nhiệm của Cơ quan quản lý đường bộ là gì trong quản lý hoạt động trạm kiểm tra tải trọng xe đường bộ (mới nhất)?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 34/2021/TT-BGTVT quy định về trách nhiệm của Cơ quan quản lý đường bộ như sau:
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam
+ Tổ chức thực hiện kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống quốc lộ; phối hợp với địa phương thực hiện kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống đường địa phương khi được cơ quan quản lý đường bộ tại địa phương đề nghị;
+ Quản lý, vận hành, khai thác và duy trì hoạt động hệ thống quản lý dữ liệu kiểm tra tải trọng xe của Tổng cục Đường bộ Việt Nam ;
+ Quyết định đưa vào hoạt động đối với Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định trên quốc lộ, Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động do đơn vị quản lý;
+ Tổ chức tập huấn cho đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan về quy trình, thao tác sử dụng, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật của Trạm kiểm tra tải trọng xe và các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có liên quan;
+ Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
- Trách nhiệm của các Cục Quản lý đường bộ
+ Thực hiện kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống quốc lộ thuộc phạm vi quản lý hoặc theo chỉ đạo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam; phối hợp với địa phương thực hiện kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống đường địa phương khi được cơ quan quản lý đường bộ tại địa phương đề nghị;
+ Kết nối dữ liệu thiết bị cân của Trạm kiểm tra tải trọng xe được giao quản lý với hệ thống quản lý dữ liệu kiểm tra tải trọng xe của Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
+ Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
- Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
+ Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đưa vào hoạt động đối với Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định trên hệ thống đường bộ địa phương; quyết định đưa vào hoạt động đối với Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động do địa phương quản lý; chỉ đạo, tổ chức thực hiện kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống đường bộ thuộc địa bàn của địa phương; chế độ, chính sách cho hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe do địa phương quản lý;
+ Thực hiện kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống đường bộ địa phương, hệ thống quốc lộ được phân cấp quản lý; phối hợp với Cục Quản lý đường bộ thực hiện kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống quốc lộ qua địa bàn địa phương khi được Cục Quản lý đường bộ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị hoặc Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo;
+ Kết nối dữ liệu thiết bị cân của Trạm kiểm tra tải trọng xe được giao quản lý với hệ thống quản lý dữ liệu kiểm tra tải trọng xe của Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
+ Phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức tập huấn cho đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý về quy trình, thao tác sử dụng, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật của Trạm kiểm tra tải trọng xe và các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có liên quan ;
+ Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?