Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán thuế thực hiện như thế nào?

Xin hỏi, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán thuế thực hiện như thế nào? Mong được hỗ trợ theo văn bản mới nhất về hướng dẫn kế toán nghiệp thuế nội địa.

Theo Điều 11 Thông tư 111/2021/TT-BTC (Có hiệu lực từ 01/07/2022) quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán thuế, cụ thể:

- Công tác kế toán thuế thực hiện trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và xử lý tự động với cơ sở dữ liệu kế toán thuế tập trung tại Tổng cục Thuế bắt đầu từ khâu thu thập thông tin đầu vào của kế toán thuế, lập chứng từ kế toán thuế, xử lý thông tin đầu vào và chứng từ kế toán thuế, ghi sổ kế toán thuế, báo cáo kế toán thuế; phải đảm bảo thống nhất, phù hợp với các quy trình, quy định nghiệp vụ về quản lý thuế, quản lý thu ngân sách nhà nước; có khả năng tích hợp, trao đổi thông tin với Hệ thống ứng dụng quản lý thuế khác của ngành thuế.

- Phân hệ kế toán thuế được quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư này là một ứng dụng được thiết lập trên Hệ thống TMS để thực hiện công tác kế toán thuế của ngành thuế theo quy định tại Thông tư này, bao gồm thu thập thông tin đầu vào của kế toán thuế, xử lý chứng từ kế toán thuế, ghi sổ kế toán thuế và lập báo cáo kế toán thuế của cơ quan thuế.

- Yêu cầu cụ thể đối với Phân hệ kế toán thuế

+ Phải đảm bảo chấp hành đầy đủ pháp luật kế toán, pháp luật quản lý thuế, pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật giao dịch điện tử.

+ Phải có khả năng nâng cấp, sửa đổi, bổ sung phù hợp với những thay đổi của pháp luật có liên quan đến nhiệm vụ của kế toán thuế, nội dung kế toán thuế, phương pháp hạch toán kế toán thuế mà không ảnh hưởng đến cơ sở dữ liệu đã có.

+ Tự động xử lý, lưu giữ số liệu trên nguyên tắc tuân thủ các yêu cầu về kế toán cũng như phương pháp tính toán các chỉ tiêu trên báo cáo kế toán thuế theo quy định hiện hành; đảm bảo sự phù hợp, không trùng lắp giữa các số liệu kế toán; có khả năng dự báo, phát hiện, ngăn chặn các sai sót khi cập nhập dữ liệu và quá trình xử lý thông tin kế toán thuế.

+ Phải đảm bảo tính bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu, có khả năng phân quyền đến từng người sử dụng theo chức năng, nhiệm vụ được phân công; có khả năng tổ chức theo dõi thời gian truy cập, thao tác của người sử dụng, nội dung cập nhật, sửa đổi, xóa dữ liệu của người truy cập; có khả năng lưu lại các dấu vết trên sổ kế toán thuế về việc sửa chữa sổ kế toán thuế; có khả năng phục hồi được các dữ liệu, thông tin kế toán trong các trường hợp phát sinh sự cố kỹ thuật trong quá trình sử dụng.

+ Các nguyên tắc xử lý dữ liệu kế toán thuế trên ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán thuế phải tuân thủ quy định của Thông tư này và quy định theo thẩm quyền bằng văn bản của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Khi có nghiệp vụ kế toán thuế mới phát sinh, phải có văn bản hướng dẫn kịp thời, đầy đủ để thực hiện thống nhất trong toàn ngành thuế; đồng thời, cập nhật các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ hạch toán kế toán thuế, tài liệu hướng dẫn sử dụng đồng bộ trong Phân hệ kế toán thuế.

+ Tổng cục Thuế quản lý thống nhất hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán thuế, quản lý việc phân quyền sử dụng, bảo mật thông tin dữ liệu về kế toán thuế theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy kế toán thuế tại cơ quan thuế các cấp.

+ Công chức thuế khi thực hiện nhập, tra cứu dữ liệu kế toán thuế từ cơ sở dữ liệu kế toán thuế phải theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công hoặc được sự phê duyệt của người có thẩm quyền; phải dùng đúng tên, tài khoản sử dụng và mật mã an ninh đã được cấp để xử lý, tra cứu các dữ liệu kế toán thuế từ cơ sở dữ liệu kế toán thuế; định kỳ hoặc đột xuất phải thay đổi mật mã an ninh. Khi có thay đổi nhiệm vụ phải thông báo cho bộ phận quản trị ứng dụng để thay đổi quyền truy cập dữ liệu phù hợp với chức năng nhiệm vụ mới được phân công. Quản trị ứng dụng phải thu hồi quyền truy cập hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác kế toán thuế đối với công chức không còn nhiệm vụ liên quan đến kế toán thuế.

- Phân hệ kế toán thuế phải đảm bảo tự động, liên kết với các phân hệ nghiệp vụ quản lý thuế, trực tiếp là Phân hệ quản lý nghĩa vụ người nộp thuế. Phân hệ kế toán thuế phải được tổng hợp toàn vẹn, chính xác, đầy đủ, trung thực các thông tin đầu vào từ thông tin do Phân hệ quản lý nghĩa vụ người nộp thuế cung cấp; có khả năng tra cứu, truy cập nguồn gốc thông tin đầu vào của kế toán thuế liên kết đến các thông tin quản lý nghĩa vụ người nộp thuế, thông tin hồ sơ nghiệp vụ quản lý thuế được lưu trữ trên các phân hệ quản lý nghĩa vụ người nộp thuế và các phân hệ nghiệp vụ quản lý thuế.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
538 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào