Khái niệm về hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế
1. Khái niệm về hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế
Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 111/2021/TT-BTC (Có hiệu lực từ 01/07/2022) quy định như sau:
Hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế là các hoạt động về quản lý thuế do cơ quan thuế các cấp thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và theo quy định của Luật Quản lý thuế, các Luật Thuế, các quy định của pháp luật có liên quan và theo các quy trình nghiệp vụ về quản lý thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành.
2. Phạm vi, nhiệm vụ của công tác kế toán thuế
Theo Điều 5 Thông tư này có quy định về phạm vi, nhiệm vụ của công tác kế toán thuế, cụ thể:
- Phạm vi của công tác kế toán thuế trong tổ chức thực hiện hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế
Công tác kế toán thuế là một trong các chức năng quản lý thuế của cơ quan thuế, sử dụng các kết quả của hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế khác đã hoàn thành xử lý để thực hiện công tác kế toán thuế theo các nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư này.
- Nhiệm vụ của công tác kế toán thuế
+ Thực hiện thu thập thông tin đầu vào của kế toán thuế, lập chứng từ kế toán thuế theo quy định tại Mục 1 Chương II Thông tư này để thực hiện ghi sổ kế toán thuế.
+ Đối chiếu, kiểm tra số liệu đã hạch toán đảm bảo khớp đúng với thông tin đầu vào có nguồn gốc phát sinh từ các hồ sơ nghiệp vụ quản lý thuế liên quan đến công tác kế toán thuế.
+ Trường hợp phát hiện sai sót trong quá trình hạch toán kế toán thuế thì phải xác định nguyên nhân và yêu cầu xử lý theo quy định tại Điều 14, Điều 16 Thông tư này.
+ Lưu trữ, quản lý, cung cấp thông tin, tài liệu kế toán thuế theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
+ Cung cấp thông tin, tài liệu kế toán thuế trung thực, đầy đủ, kịp thời theo quy định của pháp luật về kế toán và quản lý thuế.
+ Các nhiệm vụ của công tác kế toán thuế được Phân hệ kế toán thuế thực hiện tự động hoặc được công chức làm công tác kế toán thuế thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ và theo thẩm quyền trên Phân hệ kế toán thuế.
- Nhiệm vụ của các bộ phận chức năng quản lý thuế tại cơ quan thuế các cấp khi thực hiện hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế
+ Xử lý hồ sơ nghiệp vụ quản lý thuế theo quy định tại các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành, đảm bảo thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời.
+ Kiểm soát xử lý dữ liệu của hồ sơ nghiệp vụ quản lý thuế trên Hệ thống ứng dụng quản lý thuế của ngành thuế theo quy định tại Quy chế quy định trách nhiệm về kiểm soát xử lý dữ liệu trên Hệ thống ứng dụng quản lý thuế của ngành thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành.
+ Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác, kịp thời của thông tin cung cấp cho thông tin đầu vào của kế toán thuế theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
+ Đối chiếu, rà soát dữ liệu hồ sơ nghiệp vụ quản lý thuế và các thông tin quản lý thuế với người nộp thuế đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời.
+ Trường hợp phát hiện sai, sót hoặc điều chỉnh hồ sơ nghiệp vụ quản lý thuế liên quan đến công tác kế toán thuế làm ảnh hưởng đến thông tin hạch toán kế toán thuế thì phải xử lý, điều chỉnh kịp thời theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp Mẫu Bản cam kết tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu 2024 dành cho Bí thư?
- Hướng dẫn cách cho điểm khám thị lực đi nghĩa vụ quân sự 2025?
- Có những loại dịch vụ công trực tuyến nào trong thực hiện TTHC trên môi trường điện tử nào?
- Hướng dẫn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý mới nhất năm 2024?
- Tải về Mẫu báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ trường Tiểu học mới nhất 2024?