Việc lập quy hoạch đường sắt cần có những yêu cầu kỹ thuật nào?
Căn cứ Mục I Phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2021/TT-BGTVT quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với việc lập quy hoạch đường sắt như sau:
Quy hoạch tuyến đường sắt quốc gia nhằm cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch mạng lưới đường sắt, được lập cho tuyến đường sắt quốc gia. Nội dung quy hoạch theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018.
- Đánh giá hiện trạng kết cấu hạ tầng tuyến đường sắt
+ Thực trạng chung tuyến đường sắt: hướng tuyến, điểm đầu, điểm cuối, chiều dài tuyến, khổ đường, các điểm khống chế chính, tổng hợp các công trình cầu, hầm, điểm giao cắt, ga, đề-pô;
+ Thực trạng kết cấu hạ tầng: bình diện tuyến; kiến trúc tầng trên đường sắt; ga, đề-pô; cầu, hầm; thông tin, tín hiệu; đường gom và giao cắt, hành lang an toàn đường sắt…;
+ Thực trạng phương tiện vận tải (đầu máy, toa xe,… ) và cơ sở công nghiệp đường sắt;
+ Thực trạng hoạt động vận tải trên tuyến (khối lượng vận tải; khối lượng xếp dỡ, hành khách đi, đến của các ga chủ yếu; biểu đồ chạy tàu và năng lực thông qua thực tế; tốc độ chạy tàu; …).
- Phân tích, đánh giá thực hiện các chiến lược, quy hoạch và các dự án đầu tư có liên quan.
- Phân tích, đánh giá kết nối giao thông của tuyến, ga đường sắt trên tuyến.
- Khảo sát, điều tra, dự báo nhu cầu vận tải khu vực tuyến đường sắt.
- Lựa chọn công nghệ và quy mô kỹ thuật tuyến.
- Phương án quy hoạch chi tiết tuyến đường sắt.
+ Về tuyến: hướng tuyến, điểm đầu, điểm cuối, chiều dài tuyến, khổ đường, các điểm khống chế chính; tổng hợp các công trình cầu, hầm, điểm giao cắt; tổng hợp các ga, đề-pô, điện, thông tin tín hiệu; bình diện tuyến; kiến trúc tầng trên (ray, ghi, tà vẹt, đá balast)…;
+ Về ga, trạm, đề-pô: số lượng, vị trí, chức năng, quy mô,…;
+ Về hầm, cầu: số lượng, vị trí, kết cấu,…;
+ Về giao cắt, đường gom và các công trình an toàn giao thông: vị trí, quy mô,…;
+ Xác định loại hình thông tin, tín hiệu dự kiến.
- Phương án kết nối với các phương thức vận tải khác; kết nối với hệ thống đô thị, khu kinh tế, khu du lịch, khu công nghiệp....
- Định hướng, nhu cầu sử dụng đất và sử dụng điện (nếu có).
- Nhu cầu vốn đầu tư, tiêu chí, ưu tiên đầu tư.
- Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch.
- Bản đồ, bản vẽ
+ Bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch tuyến đường sắt được xây dựng trên cơ sở nên bản đồ nền địa hình do cơ quan có thẩm quyền phát hành (hệ tọa độ chuẩn quốc gia VN2000);
+ Tỷ lệ bản đồ số và bản đồ in tối thiểu là 1: 50.000 đối với đoạn tuyến tại khu vực ngoài đô thị, 1: 10.000 đối với đoạn tuyến tại khu vực đô thị, 1: 5.000 đối với khu vực trọng điểm trên tuyến (cầu lớn, hầm);
+ Trên bản đồ in, thể hiện rõ đường tim tuyến đường, vị trí các điểm khống chế chính, công trình chính;
+ Bản vẽ: mặt cắt ngang điển hình tuyến.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?