Thực hiện kiểm định chai chứa khí công nghiệp theo những bước nào?
Quy trình các bước kiểm định chai chứa khí công nghiệp
Theo Điều 8 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn chai chứa khí công nghiệp Ban hành kèm theo Thông tư 17/2021/TT-BLĐTBXH (Có hiệu lực từ 01/01/2022) quy định về các bước kiểm định chai chứa khí công nghiệp, cụ thể:
Khi thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn chai chứa khí công nghiệp, kiểm định viên phải thực hiện lần lượt theo các bước kiểm định, bước kiểm định tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm định ở bước trước đó đạt yêu cầu. Các bước kiểm định bao gồm:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch hoặc thông tin, tài liệu của chai chứa khí công nghiệp
Căn cứ vào các hình thức kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật sau:
a) Khi tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:
- Lý lịch của lô chai, hồ sơ kỹ thuật của nhà chế tạo (theo mẫu quy định tại QCVN :01-2008/BLĐTBXH) lưu ý xem xét các tài liệu sau:
+ Các chỉ tiêu về kim loại chế tạo, kim loại hàn;
+ Tính toán sức bền các bộ phận chịu áp lực;
+ Bản vẽ cấu tạo ghi đầy đủ các kích thước chính;
+ Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa (nếu có);
+ Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định, trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với đối tượng kiểm định.
- Hồ sơ xuất xưởng của lô chai:
+ Chứng nhận của nhà chế tạo chai, tiêu chuẩn áp dụng;
+ Tên và địa chỉ khách hàng sở hữu lô chai;
+ Chứng chỉ kim loại chế tạo;
+ Biên bản, bảng ghi kết quả kiểm tra bền, thử kín của lô chai;
+ Báo cáo kiểm tra cơ tính mối hàn;
+ Biên bản ghi kết quả kiểm tra dãn nở thể tích;
+ Biên bản ghi kết quả thử nổ;
+ Biên bản kết quả kiểm tra chiều dầy, mối hàn (nếu có).
b) Khi kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:
- Kiểm tra lý lịch lô chai, biên bản kiểm định và Giấy chứng nhận kết quả kiểm định lần trước hoặc thông tin, tài liệu về chai.
- Hồ sơ về quản lý sử dụng, bảo dưỡng, biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
c) Khi kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường: Kiểm tra lý lịch lô chai, Giấy chứng nhận kết quả kiểm định, biên bản kiểm định lần trước và kiểm tra bổ sung các hồ sơ tài liệu trong các trường hợp cụ thể sau đây:
- Hồ sơ về quản lý sử dụng, bảo dưỡng, biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
- Hồ sơ thiết kế sửa chữa, biên bản nghiệm thu sau sửa chữa có hàn thay thế các bộ phận chịu áp lực.
Đánh giá kết quả hồ sơ, lý lịch: Hồ sơ đạt yêu cầu khi đầy đủ và đáp ứng các quy định tại điểm 2.4 QCVN: 01/2008/BLĐTBXH. Nếu không đảm bảo, cơ sở phải có biện pháp khắc phục bổ sung.
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài
a) Kiểm tra thông số kỹ thuật đóng trên tay xách hay cổ chai, đối chiếu số liệu kỹ thuật trong danh sách những chai cần kiểm định. Loại bỏ các chai không thuộc danh sách kiểm định và những chai mất hoặc mờ các thông số.
b) Kiểm tra tình trạng bề mặt, các mối hàn, chân đế, tay xách (nếu có).
c) Khi có nghi ngờ trong quá trình kiểm tra bằng mắt thì phải áp dùng các phép thử hoặc các biện pháp kiểm tra bổ sung như: Siêu âm chiều dày, mối hàn (nếu có) hoặc các biện pháp kiểm tra không phá hủy khác.
d) Đánh giá kết quả: Chai đạt yêu cầu khi tình trạng các bộ phận bình thường, không có hiện tượng gì bất thường, các thông số trên chai đúng với hồ sơ. Loại bỏ chai theo điểm 4.8 TCVN 6156:1996 , Phụ lục C TCVN 6294:2007 và Phụ lục C TCVN 6871:2007 .
Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật bên trong
a) Trước khi tiến hành tháo mở, kiểm tra các bộ phận bên trong của chai, cần xác định chắc chắn thiết bị không còn áp lực dư và nồng độ môi chất độc hại (nếu có) ở trong phạm vi cho phép.
- Chai chứa khí trơ, khí không độc hại, không cháy nổ có thể đưa vào vị trí xả trực tiếp.
- Chai chứa khí độc hại, dễ cháy nổ phải xử lý khí dư trong chai bằng thiết bị chuyên dụng, khí được thu hồi có thể sử dụng hoặc có các biện pháp xử lý an toàn, không được xả trực tiếp ra môi trường.
b) Tháo van đầu chai ra khỏi chai, tránh va đập gây biến dạng hỏng van hoặc ren cổ chai.
c) Kiểm tra độ kín của van và bộ phận an toàn (nếu có); loại bỏ van không đạt yêu cầu.
d) Làm sạch bên trong chai (Đối với chai axetylen chứa chất xốp thì không thực hiện bước làm sạch nhưng cần kiểm tra chất lượng của xốp theo hướng dẫn của nhà chế tạo hoặc theo TCVN 6871:2007 ).
đ) Kiểm tra bên trong chai bằng thiết bị soi chuyên dụng để đánh giá tình trạng bề mặt kim loại, mối hàn (không áp dụng với chai axetylen hòa tan). Khi có nghi ngờ thì yêu cầu cơ sở áp dụng các biện pháp kiểm tra khác phù hợp.
e) Đánh giá kết quả: Chai đạt yêu cầu khi tình trạng bên trong chai bình thường, không có hiện tượng gì bất thường. Loại bỏ chai theo điểm 4.8 TCVN 6156:1996 .
Bước 4: Kiểm tra kỹ thuật khả năng chịu áp lực (Thử bền)
Không thực hiện thử bền đối với chai chứa chất xốp.
a) Môi chất thử, áp suất thử, thời gian duy trì áp suất theo quy định tại Bảng 1.
Bảng 1: Áp suất thử, môi chất và thời gian duy trì thử bền
Loại thiết bị |
Môi chất thử bền |
Áp suất thử |
Thời gian duy trì |
Chai hàn bình thường |
Nước |
1,5 áp suất làm việc lớn nhất |
≥ 0,5 |
Chai không cho phép thử bằng chất lỏng |
Không khí hoặc khí trơ |
1,5 áp suất làm việc lớn nhất |
≥ 0,5 |
Chai đúc, dập liền |
Nước |
1,5 áp suất làm việc lớn nhất |
≥ 2 |
b) Nhiệt độ môi chất thử dưới 50 °C và không thấp hơn nhiệt độ môi trường xung quanh quá 5 °C.
c) Việc tăng giảm áp suất trong quá trình thử phải tiến hành từ từ đảm bảo không gây nên giãn nở đột ngột làm ảnh hưởng đến độ bền chai.
d) Đối với chai không cho phép thử bằng chất lỏng thì tiến hành thử bằng không khí nén, khí trơ.
- Trước khi tiến hành thử khí phải tính toán kiểm tra bền trên cơ sở dữ liệu đo đạc trực tiếp trên chai.
- Biện pháp an toàn khi thử bằng khí:
+ Van cấp khí, áp kế mẫu trên đường nạp khí phải đưa ra xa chỗ đặt chai;
+ Có biển báo không cho người không có nhiệm vụ vào khu vực thử;
+ Nguồn cấp khí phải đảm bảo an toàn.
Đánh giá kết quả: Kết quả đạt yêu cầu khi áp suất không giảm khi duy trì ở áp suất thử, không có sự rò rỉ nào trên thân chai, các mối hàn hoặc không có biến dạng dư quá quy định.
đ) Đối với chai hàn: Đánh giá theo điểm 9.1 TCVN 6292:2013 .
e) Đối với chai đúc, dập liền: Đánh giá theo điểm C.4.3 TCVN 6295:1997 .
Bước 5: Kiểm tra độ giãn nở thể tích
Chỉ áp dụng đối với chai đúc, dập liền, tiến hành theo một trong hai phương pháp sau:
a) Phương pháp bọc nước: Điền đầy nước sạch vào chai, đặt chai vào một cái hộp cũng được điền đầy nước. Độ giãn nở thể tích tổng cộng và vĩnh cửu của chai được đo bằng thể tích nước di chuyển từ hộp do việc giãn nở của chai dưới áp suất thử và thể tích nước không quay lại hộp sau khi áp suất được giảm (Đánh giá theo điểm C.5.2.1 TCVN 6295:1997 ).
b) Phương pháp không bọc nước: Đo thể tích nước được bơm thêm vào chai đã đầy nước để đạt áp suất thử và đo thể tích nước bị đẩy ra khỏi chai để giảm áp suất đến khi bằng áp suất khí quyển. Đo lần đầu khi tăng áp lực nước trong chai để xác định độ giãn nở tổng của chai ở áp suất thử, sau đó đo lượng nước bị đẩy ra khỏi chai, lấy độ giãn nở tổng trừ đi lượng nước đó để xác định độ giãn nở vĩnh cửu (Đánh giá theo điểm C.5.2.2 TCVN 6295:1997 ).
Đánh giá kết quả: Đánh giá theo điểm C.5.3 TCVN 6295:1997 .
Đối với chai dập liền (dung tích từ 12 lít đến 55 lít) căn cứ về mức tăng thể tích hoặc giảm khối lượng vỏ chai để giảm áp suất làm việc của chai hay loại bỏ theo quy định tại điểm 4.10 TCVN 6156:1996 .
Lưu ý: Việc kiểm tra độ giãn nở thể tích đối với các chai đúc, dập liền được thực hiện đồng thời với quá trình thử bền.
c) Tháo và làm sạch môi chất thử; làm khô bên trong chai.
d) Lắp van đã qua kiểm tra vào chai.
Bước 6: Thử kín
a) Môi chất thử: Không khí hoặc khí trơ.
b) Đối với chai hàn: Nạp khí nén hoặc khí trơ vào chai đến áp suất làm việc lớn nhất hoặc theo quy định của nhà chế tạo, giữ nguyên áp suất này trong 01 phút.
c) Đối với chai đúc, dập liền: Nạp khí nén hoặc khí trơ vào chai đến áp suất bằng 50% đến 60% áp suất làm việc lớn nhất, giữ nguyên áp suất này trong 01 phút.
d) Kiểm tra độ kín của các đầu nối, mối ghép van…của chai bằng dung dịch xà phòng hay trong bể thử kín chuyên dụng. Các chai có rò rỉ phải đưa ra xử lý và thử lại.
Đánh giá kết quả: Kết quả đạt yêu cầu khi
- Đối với chai hàn: Đánh giá theo điểm 9.2 TCVN 6292:2013 ;
- Đối với chai đúc, dập liền: Đánh giá theo điểm C.6.3 TCVN6295:1997 .
Bước 7: Xả khí và hút chân không
Chai thử đạt yêu cầu, tiến hành xả hết khí, làm khô bên ngoài chai; hút chân không và nạp khí bảo vệ (khi có yêu cầu).
Bước 8: Kiểm tra khối lượng bì chai
a) Cân và xác định khối lượng bì (Đánh giá theo điểm 10.2 TCVN 6292:2013 ). Kiểm tra và so sánh với khối lượng bì mà nhà chế tạo đã đóng trên chai;
b) Đối với chai hàn: Đánh giá theo điểm 14.3 TCVN 6294:2007 ;
c) Đối với chai đúc, dập liền: Đối với chai dập liền (dung tích từ 12 lít đến 55 lít) Đánh giá theo điểm 4.10 TCVN 6156:1996 .
Bước 9: Xử lý kết quả kiểm định
a) Lập biên bản kiểm định, danh sách chai và lô chai với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định tại các Phụ lục ban hành kèm theo Quy trình kiểm định này.
b) Thông qua biên bản kiểm định:
Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:
- Khi kiểm định chai tại trạm của tổ chức kiểm định:
+ Trưởng trạm trực tiếp thực hiện kiểm định chai;
+ Kiểm định viên giám sát quá trình thực hiện kiểm định chai;
+ Tổ trưởng tổ kỹ thuật viên trực tiếp kiểm định chai.
Khi biên bản được thông qua các thành viên này sẽ cùng ký vào biên bản.
- Khi kiểm định chai tại cơ sở:
+ Đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền;
+ Người được giao tham gia chứng kiến kiểm định;
+ Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.
Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, người tham gia chứng kiến kiểm định, đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền cùng ký và đóng dấu (nếu có) vào biên bản. Biên bản kiểm định được lập thành hai (02) bản, mỗi bên có trách nhiệm lưu giữ một (01) bản.
c) Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của lô chai (ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm định).
d) Đóng ký hiệu kiểm định:
- Đóng các thông tin kết quả kiểm định lên tay xách hoặc vai chai đúng kích cỡ, trên cùng một hàng theo thứ tự: Ký hiệu tổ chức kiểm định-tháng/năm kiểm định-tháng/năm kiểm định tiếp theo (theo điểm 14.4 TCVN 6294:2007 hoặc điểm 4.12 TCVN 6156:1996 ).
Không đóng đè lên các số liệu đã có trên tay xách, vai chai.
- Đối với chai bị giảm áp suất làm việc phải đóng dấu chìm các số liệu mới về khối lượng, dung tích và áp suất làm việc. Các số liệu này đóng thành một hàng dưới hàng thông tin kết quả kiểm định. Các số liệu cũ phải được xóa đi bằng cách đóng hai dấu gạch chéo.
- Đối với các chai chứa khí đã được nạp đầy khí nêu tại khoản 1 Điều 6 quy trình kiểm định này không thực hiện đóng ký hiệu kiểm định, chỉ thực hiện đóng ký hiệu kiểm định ở lần kiểm định tiếp theo.
đ) Các chai loại bỏ phải được đục hỏng ren trên cổ chai hoặc khoan thủng thân chai để tránh trường hợp nhầm lẫn có thể nạp khí vào chai. Áp dụng phương pháp loại bỏ theo mục 15 TCVN 6294:2007 đối với chai chứa khí bằng thép cácbon hoặc mục 10 TCVN 6871:2007 đối với chai chứa khí Axêtylen.
e) Chứng nhận kết quả kiểm định: Khi chai được kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho chai hoặc cả lô chai trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm định tại cơ sở.
g) Khi chai, lô chai không đạt các yêu cầu quy định thì thực hiện các theo các điểm a, điểm b và điểm c khoản 9 Điều này và chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định có nêu rõ lý do chai, lô chai được kiểm định không đạt.
h) Phối hợp với cơ sở tổ chức xử lý các chai loại ra theo điểm đ khoản 9 Điều này. Hồ sơ các chai đã loại bỏ phải được lưu tại tổ chức kiểm định; đồng thời gửi biên bản kiểm định và thông báo về cơ quan quản lí nhà nước về lao động địa phương nơi đặt trạm kiểm định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?