Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm như thế nào?

Cho hỏi theo quy định mới của pháp luật về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay có hoạt động hàng không dân dụng tại Việt Nam. Trách nhiệm của người khai thác cảng hàng không, sân bay được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ Khoản 14 Điều 4 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 15/01/2022) người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay lập phương án vận hành tàu bay trên đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay, cập nhật vào tài liệu khai thác sân bay, trừ trường hợp áp dụng tạm thời trong giai đoạn cải tạo, nâng cấp, sửa chữa công trình;

- Cung cấp các thông số kỹ thuật chính của đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay, sơ đồ bố trí vị trí đỗ tàu bay, phương án vận hành tàu bay trên đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay khi có sự thay đổi để Cục Hàng không Việt Nam tổ chức công bố trên Tập thông báo tin tức hàng không;

- Xây dựng, lắp đặt, bảo trì hệ thống biển báo, đèn, biển chỉ dẫn, sơn kẻ tín hiệu, biển cấm đối với hạ tầng sân bay để bảo đảm an toàn khai thác; thực hiện các biện pháp chống sự xâm nhập uy hiếp an toàn vào đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ; thiết lập các khu vực chờ tại đường ngang giao giữa đường lăn và đường cất hạ cánh, các vị trí chờ dự bị và vị trí chờ trung gian trên các đường lăn; đánh giá rủi ro để bảo đảm khu vực xung quanh đường cất hạ cánh được an toàn trong trường hợp tàu bay chạy quá đà hoặc hạ cánh quá khu vực tiếp đất;

- Bố trí tối thiểu 01 vị trí đỗ tàu bay biệt lập phục vụ cho các tình huống khẩn nguy sân bay, chống dịch bệnh lây lan hoặc trong các tình huống bảo đảm an ninh hàng không, an ninh quốc phòng. Vị trí đỗ tàu bay biệt lập phải được bố trí cách xa các vị trí đỗ tàu bay khác, nhà cửa hoặc các công trình công cộng khác, đảm bảo thuận lợi cho công tác an ninh, an toàn, phòng cháy, chữa cháy và xử lý nghiệp vụ. Không bố trí vị trí đỗ tàu bay biệt lập phía trên các công trình ngầm: bể chứa nhiên liệu tàu bay, hệ thống đường ống cung cấp nhiên liệu cho tàu bay, tuyến cáp điện lực hoặc cáp thông tin;

- Kiểm tra thường xuyên tình trạng mặt đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay nhằm loại bỏ các vật ngoại lai; xác định, công bố tình trạng mặt đường cất hạ cánh cho cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay để điều hành an toàn hoạt động bay, khai thác mặt đất theo quy định;

- Thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa tàu bay di chuyển vào các đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ đang đóng cửa;

- Nhận dạng mối nguy và đánh giá rủi ro, xác định các ảnh hưởng đối với an toàn khai thác khi có sự thay đổi các thông số kỹ thuật và phương án khai thác của kết cấu hạ tầng sân bay;

- Lập kế hoạch, triển khai kế hoạch và báo cáo kết quả thực hiện khắc phục các nội dung theo kết quả kiểm tra, đánh giá định kỳ việc duy trì điều kiện khai thác cảng hàng không, sân bay.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

253 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào