Chấm dứt ủy quyền mua nhà
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 thì nếu các bên xác lập sự đại diện theo ủy quyền thì phải thông qua hợp đồng ủy quyền. Theo Điều 581, Bộ luật Dân sự năm 2005 thì, “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Như vậy, việc mua nhà của ông chú bạn được xem là công việc nhân danh bên ủy quyền, và không phải người đại diện theo ủy quyền thực hiện việc mua nhà đồng thời là chủ sở hữu ngôi nhà mà người này được ủy quyền để thực hiện việc mua bán. Do đó, về nguyên tắc ai là người chủ thực sự đã bỏ tiền ra mua nhà với đầy đủ các căn cứ pháp lý thì người đó là chủ sở hữu ngôi nhà. Hợp đồng ủy quyền có thể chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
“1. Hợp đồng ủy quyền hết hạn;
2. Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
3. Bên ủy quyền, bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại Ðiều 588 của Bộ luật này;
4. Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.” (Điều 589, Bộ luật Dân sự 2005).
Như vậy, khi chấm dứt việc ủy quyền thì quyền của bên nhận ủy quyền (chú của bạn) đối với các công việc liên quan đến ngôi nhà được ủy quyền mua chấm dứt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?