Sửa đổi, bổ sung một số chế độ, chính sách đối với người tham gia phòng, chống dịch COVID-19
Điều 2 Nghị quyết 145/NQ-CP năm 2021 có quy định về sửa đổi, bổ sung một số chế độ đối với người tham gia phòng, chống dịch COVID-19, cụ thể:
1. Cán bộ, chiến sỹ lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; học sinh, học viên các trường thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân được tăng cường cho các tỉnh, thành phố để làm các nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 chưa được quy định cụ thể tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19 được hưởng phụ cấp chống dịch mức 150.000 đồng/người/ngày và theo số ngày thực tế tham gia chống dịch theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
2. Người nhiễm COVID-19 đang điều trị tại các Khoa Hồi sức tích cực, các khoa có giường Hồi sức tích cực, các Trung tâm Hồi sức tích cực khi có chỉ định chế độ ăn điều trị phù hợp bệnh lý, ăn qua sonde, ăn qua tĩnh mạch được ngân sách nhà nước bảo đảm theo chi phí thực tế, nhưng không quá 250.000 đồng/người/ngày.
3. Chế độ phụ cấp đặc thù cho cả kíp tiêm là 12.000 đồng/mũi tiêm (tối đa không quá 240.000 đồng/người/ngày) khi thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 trong chương trình tiêm chủng miễn phí.
4. Ngân sách nhà nước chi trả chi phí thuê chỗ ở (cơ sở lưu trú) hoặc ở tập trung theo quy định về chế độ công tác phí cho cán bộ, nhân viên y tế, người lao động, học sinh, sinh viên, tình nguyện viên (trong thời gian làm việc tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19), chi phí đi lại (đưa đón) trong thời gian tham gia phòng, chống dịch COVID-19.
5. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia phòng, chống dịch COVID-19 đi hỗ trợ các tỉnh chống dịch ngoài chế độ phụ cấp chống dịch trong thời gian chống dịch tại địa phương đã được địa phương bố trí ăn, nghỉ thì được hưởng phần chênh lệch giữa mức phụ cấp lưu trú theo Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị trong thời gian đi công tác và mức tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày đã được địa phương bố trí.
6. Người bị tạm giữ, bị tạm giam, phạm nhân, trại viên, học sinh các nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng bị nhiễm COVID-19 (F0) hoặc phải cách ly y tế (F1) được hưởng mức tiền ăn là 80.000 đồng/người/ngày.
7. Nguồn kinh phí:
a) Ngân sách nhà nước bố trí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Ngân sách trung ương hỗ trợ cho ngân sách địa phương còn khó khăn chưa cân đối được ngân sách theo Quyết định số 482/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương trong phòng, chống dịch COVID-19 và các văn bản khác thay thế (nếu có).
Riêng chế độ, chính sách đối với tình nguyện viên (học viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, học sinh các trường đào tạo hệ trung cấp khối ngành sức khỏe, người có chuyên môn y tế không hưởng lương ngân sách) do ngân sách trung ương bảo đảm.
b) Nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?