NLĐ cách ly từ 15 ngày trở đi thì tính lương như thế nào?
Theo Khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
- Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
- Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Bên cạnh đó, Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:
- Mức 4.420.000 đồng/tháng: Doanh nghiệp thuộc vùng I.
- Mức 3.920.000 đồng/tháng: Doanh nghiệp thuộc vùng II.
- Mức 3.430.000 đồng/tháng: Doanh nghiệp thuộc vùng III.
- Mức 3.070.000 đồng/tháng: Doanh nghiệp thuộc vùng IV.
Trường hợp NLĐ phải ngừng việc do cách ly thì khi công ty trả lương phải đảm bảo nguyên tắc 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng; từ ngày 15 trở đi sẽ do 2 bên thỏa thuận (lưu ý có thể là cao hơn, thấp hơn mức lương tối thiểu vùng). Do đó, chị có thể căn cứ quy định trên để thực hiện đúng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của đảng như thế nào?
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?