Phương thức tái chiết khấu giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 18/2021/TT-NHNN (Có hiệu lực từ 07/01/2022) quy định về hoạt động tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì phương thức tái chiết khấu được quy định như sau:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận, lựa chọn một trong các phương thức tái chiết khấu sau đây:
1. Mua có kỳ hạn công cụ chuyển nhượng là việc bên tái chiết khấu mua và nhận chuyển nhượng công cụ chuyển nhượng chưa đến hạn thanh toán từ bên được tái chiết khấu, đồng thời bên được tái chiết khấu cam kết sẽ mua lại công cụ chuyển nhượng đó sau một khoảng thời gian được xác định theo thỏa thuận tái chiết khấu.
2. Mua có bảo lưu quyền truy đòi công cụ chuyển nhượng là việc bên tái chiết khấu mua và nhận chuyển nhượng công cụ chuyển nhượng chưa đến hạn thanh toán từ bên được tái chiết khấu; bên được tái chiết khấu phải có trách nhiệm thanh toán cho bên tái chiết khấu số tiền còn thiếu theo thỏa thuận trong trường hợp bên tái chiết khấu không nhận được đầy đủ số tiền được thanh toán từ người có trách nhiệm thanh toán công cụ chuyển nhượng đó.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ lễ 2025 - Lịch Vạn niên 2025 cập nhật chi tiết nhất?
- Ngày 11 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Người lao động nghỉ hằng năm trong ngày 11 tháng 2 âm lịch được ứng lương bao nhiêu?
- Ngày tốt khai trương theo tuổi năm Ất Tỵ 2025? Chương trình khuyến mại ngày khai trương phải được thực hiện thế nào?
- Cúng Thần Tài theo giờ hoàng đạo mùng 10 tết 2025 vào giờ nào tốt nhất?
- Thời hạn thuê đất công ích theo Luật Đất đai 2024 là bao lâu?