Học luật có thể làm hòa giải viên lao động hay không?
Điều 92 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về tiêu chuẩn hòa giải viên lao động, như sau:
1. Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt.
2. Có trình độ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động.
3. Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
...
Hòa giải viên lao động phải có độ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động.
Ở đây không quy định bắt buộc một người phải có bằng cấp chuyên môn cụ thể nào thì mới được làm hòa giải viên lao động, miễn sao có trình độ đại học trở lên và ít nhất 03 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động.
Một người học luật, được cấp bằng cử nhân (trình độ đại học) nếu có thời gian làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động từ 03 năm trở lên thì hoàn toàn có thể trở thành 01 hòa giải viên lao động.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?