Giá trị pháp lý hợp đồng điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN quy định thế nào?
Theo Điều 12 Thông tư 87/2021/TT-BTC (Có hiệu lực từ 01/12/2021) quy định về giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN, cụ thể:
1. Hợp đồng điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN có giá trị là bản gốc khi được thực hiện một trong các biện pháp sau:
a) Hợp đồng điện tử được ký số bởi tất cả các bên tham gia hợp đồng.
b) Hệ thống thông tin có biện pháp bảo đảm toàn vẹn hợp đồng điện tử trong quá trình truyền nhận, lưu trữ trên hệ thống; ghi nhận các bên tham gia hợp đồng và áp dụng một trong các biện pháp sau để xác thực các bên tham gia hợp đồng: xác thực bằng chữ ký số, xác thực bằng sinh trắc học, xác thực từ hai yếu tố trở lên trong đó có yếu tố là mã xác thực dùng một lần hoặc mã xác thực ngẫu nhiên.
c) Biện pháp khác mà các bên tham gia hợp đồng thống nhất lựa chọn, bảo đảm tính toàn vẹn của dữ liệu, tính xác thực, tính chống chối bỏ, phù hợp với quy định của Luật Giao dịch điện tử.
2. Các bên tham gia hợp đồng điện tử với KBNN phải thực hiện định danh và xác thực điện tử theo quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử.
3. Các bên đã ký kết hợp đồng điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN thì không phải ký kết hợp đồng tương ứng bằng bản giấy.
4. Việc chứng thư số được sử dụng để ký kết hợp đồng điện tử mất hiệu lực sau thời điểm hợp đồng đã được ký kết không làm ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử đó.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?