Năng lực bồi thường thiệt hại
Người gây ra thiệt hại có thể là bất cứ chủ thể nào: cá nhân, pháp nhân, cơ quan nhà nước... Nhưng việc bồi thường thiệt hại phải do người khác có "khả năng" bồi thường và chính họ phải tham gia vào quan hệ nghĩa vụ, mặc dù hành vi gây ra thiệt hại có thể không do chính họ thực hiện. Bộ luật Dân sự quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân (Điều 606 Bộ luật Dân sự) mà không quy định về năng lực bồi thường của các chủ thể khác. Xuất phát từ năng lực chủ thể của cá nhân khi tham gia vào quan hệ dân sự, Bộ luật Dân sự quy định năng lực hành vi, tình trạng tài sản và khả năng bồi thường của cá nhân cụ thể như sau:
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi đầy đủ phải tự bồi thường;
- Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự.
- Người từ 15 tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình;
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hội không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục cây cấm trồng trên đường phố thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?
- Bí thư huyện ủy là ai? Bí thư huyện ủy có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội 2024?
- Tổng hợp các văn bản hướng dẫn Nghị quyết 98 về cơ chế đặc thù tại TP. HCM?
- Có được thay đổi phạm vi công việc của từng nhà thầu trong hợp đồng đã ký với nhà thầu liên danh?