Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử
Theo Khoản 5 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP sửa đổi Điều 5 Nghị định 52/2013/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/01/2022) quy định về nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử như sau:
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển thương mại điện tử.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thương mại điện tử, tiêu chuẩn, quy chuẩn ứng dụng thương mại điện tử và các quy định về quản lý dịch vụ thương mại điện tử đặc thù.
3. Quản lý, giám sát các hoạt động thương mại điện tử.
4. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thương mại điện tử.
5. Tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong thương mại điện tử.
6. Tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai, ứng dụng thương mại điện tử.
7. Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho thương mại điện tử.
8. Thống kê về thương mại điện tử.
9. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại điện tử.
10. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng thừa kế thứ 3 gồm những ai?
- Mẫu bài phát biểu của thầy thuốc nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2 hay nhất năm 2025?
- Ngày 27 tháng 2 là ngày gì? Ngày 27 tháng 2 là thứ mấy? Ngày 27 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Tổ chức hội thảo quốc tế có cần xin phép không? Quy trình xin phép được thực hiện thế nào?
- Ngày 26 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Có được yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào ngày 26 tháng 2 2025 âm lịch không?